http://rossikuku.blogspot.de/ chân thành kính chúc Qúy Độc Giả Một Năm Mới An Khang - Thịnh Vượng - Vạn Sự Như Ý
Home » » NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ LM. PHÊRÔ NGUYỄN VĂN KHẢI

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ LM. PHÊRÔ NGUYỄN VĂN KHẢI

Trầm Hương Thơ | 06:52 | 0 nhận xét



Sau khi nghe LM Nguyễn văn Khải nói chuyện thì mọi người đều phải công nhận rằng Cha Khải, một người trẻ nhưng ăn nói thật lưu loát, một người rất thông minh, điềm tĩnh, tự tin, gan dạ, lanh lẹ trong việc ứng phó với mọi vấn đề, mọi tình huống xảy ra. Thêm vào đó, tính tình thật thà, khiêm tốn cùng với lối ăn nói bình dị, dí dỏm của Cha đã là những yếu tố làm say mê, thu hút người nghe.

Nhưng những lúc gặp gở riêng Cha như người thân trong gia đình thì mới thấy rằng Cha không chỉ ăn nói dí dỏm mà quả là một người vui tính, tiếu lâm vô cùng. Vây quanh Cha, người thì che miệng, người thì ôm bụng cười bò lăn ra, cười chảy nước mắt, còn Cha thì cứ thao thao kể hết chuyện này đến chuyện khác mà toàn là những chuyện khôi hài, những chuyện khó tin nhưng có thật. Tiếu lâm nhất là sau khi đọc xong lời cầu nguyện trước mỗi bữa ăn có đông các thân hữu, Cha hay thường nói “dzỗ tay”! Có lẽ chính cái tính khôi hài này đã phần nào giúp Cha vượt qua được mọi thử thách, mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy trong cuộc sống.
Người kể chuyện và người nghe chuyện cả hai đều say mê, trong bao câu chuyện kể, thì Cha đã kể một chuyện về mình như sau – có một lần Cha bị bệnh nặng, bất tỉnh được đưa vào bệnh viện cấp cứu, lúc bấy giờ Cha vừa học xong trung học, đang dự tu tại Thái Hà, lúc tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm ở khoa nhi. Cha mới đem điều này than phiền với bác sĩ và được bác sĩ cho biết là Cha được đưa vào bệnh viện không có một mảnh giấy tuỳ thân – không tên, không tuổi, không địa chỉ – mà Cha chỉ cân nặng 33 kí, vậy là Cha được xếp vào loại bệnh nhân trẻ em và được đưa vào khoa nhi.
 
Nói đến cuộc sống gian khổ thì Cha cho biết rằng lúc đã học đến lớp 11 (tại trường huyện Yên Khánh) Cha vẫn còn phải đi chân đất (đi chân không, không có giày dép) và Cha chỉ có độc nhất một cái quần tây bằng vải thô. Vào những ngày mùa đông giá rét, mỗi học sinh nghèo vừa vừa đều mang theo một cái ống lon trong đó đốt cháy những trái thông, cầm trong tay hoặc đặt gần chân để sưởi ấm. Còn những học sinh nghèo rớt mòng tơi không có ống lon thì phải dùng rơm hay cỏ khô bện lại hay quấn lại cho thật chặt như một khúc giây thừng rồi đốt một đầu cho cháy ngún, cầm theo, vừa đi vừa thổi vào chổ cháy cho lửa khỏi tắt để sưởi âm.
Dùng rơm hay cỏ khô bện lại hay quấn lại cho thật chặt như một khúc giây thừng rồi đốt một đầu cho cháy ngún (hình minh hoạ)
Sau này khi Cha có dịp đọc được các câu chuyện khốn khổ, nghiệt ngã về đời tù “cải tạo” của các quân, dân, cán, chính VNCH thì Cha cho biết lúc bấy giờ người dân Miền Bắc ở bên ngoài cũng không hơn gì, có khi còn thua tù “cải tạo” vì họ còn được thân nhân thăm nuôi, bới xách, trong khi đó, từ năm 1975 cho đến những năm 1988, 1989 (thời kỳ “bao cấp”), thì dân Miền Bắc đói mờ con mắt, đói triền miên, mỗi năm may lắm chỉ được ăn 2, 3 lần cơm, một vài miếng thịt bằng lóng tay!
 
Cha còn nói thêm rằng, sau khi CSVN chiếm Miền Nam, lúc mà hàng triệu người dân Miền Nam tìm đủ mọi cách để trốn chạy khỏi cái địa ngục CS thì đối với người dân Miền Bắc những nơi bị coi là tận cùng địa ngục ở Miền Nam lại là thiên đàng của người dân Miền Bắc. Lúc bấy giờ dầu bị CSVN ngăn cấm, họ vẫn tranh nhau, tìm cách đi “chui” vào Miền Nam để sinh sống.
 
Cha không những có một cuộc sống đơn sơ, bình dị, tính tình khiêm tốn mà còn rất nhẫn nhục – mặc dầu đã là một linh mục nhưng có những lúc Cha vẫn phải ra giữ xe và bị khách chửi mắng thường xuyên nhưng Cha vẫn vui vẻ chu toàn việc làm của mình.
 
Trãi qua những tháng năm dài khốn khó, khổ cực, … khi chưa phải là một vị linh mục thì Cha đã tỏ ra là một con người có ý chí, dấn thân vào con đường tu tập, quyết tâm đem đạo vào đời để phục vụ, để đem niềm vui đến cho con người và với tinh thần học hỏi, cầu tiến Cha đã được sắp xếp cho đi tu học tại Roma. Sự có mặt của Cha Khải ở hải ngoại là một cơ duyên đưa Cha đi, đem Cha đến với cộng đồng Người Việt tỵ nạn với sứ mạng làm bùng lên ngọn lữa đấu tranh cho Việt Nam.
 
Melbourne
09/08/2013
Ghi chú: “Những điều chưa biết” nêu ra dưới đây, đối với một số người có thể là những điều đã biết rồi.

Share this article :