Bài này, cũng chính là bài "Tóm gọn lịch sử Việt Nam thời kỳ tiền 1945 - hậu 1975", tóm tắt quá trình cướp nước, bán nước và hại dân của một đảng phái ngoại lai: Đảng cộng sản.
Nước Việt ngày 26 tháng 1 năm 2014.
Kính gửi: Nhân dân nước Việt.
Căn cứ vào Hiến Pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013 ghi rõ:
Điều 2.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Điều 4.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
Điều 16.
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 28.
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
Điều 45.
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Điều 44.
Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Vậy, nay, tôi, 1 công dân nước Việt, đã có những chứng cứ xác thực khẳng định việc Đảng CSVN phản bội Tổ Quốc, bán nước. Đã bán nước tức là đã trực tiếp và gián tiếp hại nhân dân, do đó tôi viết đơn này.
Theo thống kê không đầy đủ của tôi, thì Đảng vi phạm các tội theo thứ tự như sau:
1. ĐẢNG CƯỚP NƯỚC LẦN 1 (HỒ CHÍ MINH):
Ảnh 01: Tuyên ngôn độc lập của Đế Quốc Việt Nam.
Tóm tắt dòng thời gian:
+ Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các đế quốc (Anh, Pháp) suy yếu và phong trào trao trả độc lập cho các thuộc địa diễn ra trên toàn thế giới.
+ Ngày 9 tháng 3 năm 1945: Nhật đảo chính Pháp, trao trả độc lập cho Việt Nam.
+ Ngày 11 tháng 3 năm 1945: Đế Quốc Việt Nam (của Hoàng Đế Bảo Đại) tuyên bố độc lập. Trong tuyên bố ghi rõ:
Theo tình hình thế giới nói chung và hiện tình Á Châu, chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một Quốc gia Độc lập.
+ Ngày 17 tháng 4 năm 1945: Chính phủ Trần Trọng Kim đã được thành lập để điều hành đất nước.
Đầu tháng 8 năm 1945: Nhật đầu hàng đồng minh. Vậy trên thực tế chính phủ Trần Trọng Kim của Đế Quốc Việt Nam đã nắm quyền điều hành đất nước.
+ Ngày 17 tháng 8 năm 1945: Dân chúng được vận động đi mít tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim. Tay vẫn cầm lá cờ vàng (cờ quẻ ly) với câu hát: “Này thanh niên ơi…” đi Mít tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim” qua lời kể của các nhân chứng.
+ Ngày 19 tháng 8 năm 1945: Cuộc CƯỚP chính quyền diễn ra rất nhanh bằng việc Việt Minh bung ra lá cờ đỏ sao vàng để thay thế cho cờ vàng. Toàn dân đã bị lừa.
Ảnh 02: Đồng bào miền Bắc mít tinh với Cờ Vàng tổ quốc trước nhà hát thành phố Hà nội 1945.
Kết luận: Đảng đã cướp đất nước của 1 quốc gia hợp pháp, đã tuyên bố độc lập.Cướp xong không được ai công nhận, chuyển sang bước sau:
2. ĐẢNG BÁN NƯỚC LẦN 1: HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ NGÀY 6 THÁNG 3 NĂM 1946:
Ảnh 03: Một phần của hiệp định sơ bộ 6/3/1946. Toàn bộ hiệp định có ở phần bình luận.
Nội dung hiệp định:
Hiệp định Pháp-Việt ngày 06 tháng ba năm 1946
Chính phủ nước Cộng hoà Pháp, đại diện bởi ông Sainteny, một đoàn đại biểu từ Cao uỷ Pháp được sự , ủy quyền chính thức của Đô đốc D'Argenlieu, Cao ủy của Pháp, nằm trong chủ quyền của Cộng hòa Pháp, một bên;
Và chính phủ Việt Nam, đại diện bởi Chủ Tịch Hồ Chí Minh và đại biểu đặc biệt trong Hội đồng Bộ trưởng, ông Vũ Hồng Khanh, một bên;
Đã được đồng ý trên các điều khoản sau đây:
1. Chính phủ Pháp công nhận Cộng Hòa Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quốc hội, quân đội và ngân sách riêng của mình, thuộc Liên Bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp.Liên quan đến sự thống nhất của ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ), chính phủ Pháp cam kết thực hiện các quyết định của người dân thông qua trưng cầu dân ý.
2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố họ đã sẵn sàng để chấp nhận một cách hữu nghị việc quân đội Pháp khi, phù hợp với hiệp ước quốc tế, thay thế quân đội Trung Hoa [của Tưởng Giới Thạch]. Một bản phụ lục về thoả thuận này và được gắn liền với hiệp ước sơ bộ này sẽ thiết lập các điều khoản mà theo đó các hoạt động giải giới [quân Nhật] sẽ được thực hiện.3. Các điều khoản được nêu trên đây sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Ngay sau khi trao đổi chữ ký, Đại Diện của mỗi Nước ký kết hiệp định sẽ đưa ra tất cả các biện pháp cần thiết để chấm dứt sự xung đột ngay lập tức, giữ các lực lượng quân sự ở các vị trí tương ứng của họ và tạo môi trường thuận lợi cần thiết để lập tức mở các cuộc đàm phán thân thiện và thẳng thắn.
Các đàm phán đó sẽ gắn kết đặc biệt là trên quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước ngoài; tình trạng tương lai của Đông Dương; và lợi ích kinh tế và văn hóa Pháp tại Việt Nam.
Hà Nội, Sài Gòn hay Paris có thể được chọn để làm địa điểm của hội nghị.
Làm tại Hà Nội, ngày 06 tháng ba năm 1946.
Ký tên: Sainteny, Hồ Chí Minh, Vũ Hồng Khanh
Bản phụ lục cho Hiệp định Pháp-Việt ngày 06 tháng ba năm 1946Giữa các Đại Diện các Nước ký kết [dịch từ chữ “High Contracting Parties” by definition, are states] được chỉ định trong hiệp ước sơ bộ, sau đây là thỏa thuận:
Thứ nhất, các lực lượng giải giới sẽ gồm:
10.000 quân Việt Nam với chỉ huy là người Việt Nam, đặt dưới quyền kiểm soát quân sự của Việt Nam.
15.000 quân Pháp, bao gồm các lực lượng Pháp hiện có mặt trong lãnh thổ Việt Nam ở phía bắc vĩ tuyến 16. Những quân nhân này phải chỉ gồm những người xuất xứ từ Pháp chính quốc [French metropolitain], ngoại trừ những người lính lo bảo vệ cho tù binh Nhật Bản.
Các lực lượng này, như một khối, sẽ được đặt dưới sự chỉ huy tối cao của Pháp với sự hỗ trợ của đại diện Việt Nam.
Việc tiến quân, đóng quân và việc xử dụng các lực lượng này sẽ được xác định trong một cuộc họp tham mưu chung giữa các đại diện của các bộ tư lệnh Pháp và Việt Nam, cuộc họp này sẽ được tổ chức sau khi các đơn vị Pháp đến.
Các ủy ban hỗn hợp sẽ được tạo ra ở các cấp để đảm bảo liên lạc trong tinh thần hợp tác hữu nghị giữa các lực lượng Pháp và Việt Nam.
Thứ hai, quân Pháp trong các lực lượng giải giới sẽ được chia làm ba loại:
Các đơn vị chịu trách nhiệm canh giữ tù binh chiến tranh Nhật Bản sẽ được chuyển về nước, ngay sau khi họ hoàn tất nhiệm vụ, tức sau khi đã sơ tán các tù binh Nhật Bản, với một chậm trễ tối đa là 10 tháng dù trong bất kỳ biến cố nào.
Các đơn vị chịu trách nhiệm bảo đảm, có phối hợp với quân đội Việt Nam, việc duy trì trật tự công cộng và an ninh trong lãnh thổ Việt Nam. Mỗi năm một phần năm số quân này sẽ được thay bởi quân đội Việt Nam, việc thay quân này do đó sẽ được hoàn thành một cách hiệu quả sau năm năm.
Các đơn vị chịu trách nhiệm phòng thủ căn cứ không quân và hải quân. Bao lâu nhiệm vụ được giao phó cho các đơn vị này sẽ được xác định trong các hội nghị sau.
Thứ ba, ở những nơi mà các lực lượng Pháp và Việt Nam đang đóng quân, vùng phân định chính xác sẽ được chỉ định cho họ.
Thứ tư, chính phủ Pháp tự mình sẽ không sử dụng tiếng Nhật cho các mục đích quân sự.
Thực hiện tại Hà Nội, 06 tháng 3 năm 1946
Ký tên: Sainteny, Hồ Chí Minh, Vũ Hồng Khanh
Kết luận: Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 CÓ HẠI CHO DÂN TỘC (cõng rắn cắn gà nhà rước Pháp quay trở lại Việt Nam), CÓ LỢI CHO ÔNG HỒ. Hiệp định không có bất kỳ 1 chữ nào nói về Việt Nam là 1 nước ĐỘC LẬP, mà chỉ nói về Việt Nam trở thành nước tự do THUỘC LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG VÀ LIÊN HIỆP PHÁP.
Không những thế, Việt Nam còn bị chia làm 03 xứ như 3 quốc gia, phân mảnh Tổ Quốc(tức Đông Dương gồm 05 xứ: Bắc Kỳ (của ông Hồ), Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên và Ai Lao).
Trước đó, đất nước của cựu hoàng Bảo Đại đã tuyên bố ĐỘC LẬP.
Người trong cuộc nói về sự kiện này:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Mieux vaut flairer un peu la crotte des Français que manger celle des Chinois toute notre vie." Tạm dịch: “Thà ngửi cứt thằng Tây ít lâu, còn hơn ăn cứt thằng Tàu suốt đời”.
Ảnh 04: Lời nói của công dân Hồ Chí Minh.
+ Cựu hoàng Bảo Đại (phát biểu sau khi ông Hồ bị chỉ trích là cõng rắn cắn gà nhà, và ông Hồ đã cố gắng thay đổi điều này qua các hội nghị tại Đà Lạt và Fontainebleau nhưng thất bại): "Sau thất vọng ở Fontainebleau, (Việt Minh) chỉ còn giữ được uy tín bằng cách đưa cả nước vào biển máu".
Thực tế đã xảy ra: Cả nước chìm trong biển máu, trong tăm tối, trong nghèo nàn lạc hậu mãi đến tận bây giờ (2014).
Hiệp định sơ bộ cũng chính là tiền đề cho công cuộc tắm máu nhân mạng của cả 2 bên trong chiến dịch tang tóc Điện Biên Phủ.
3. ĐẢNG CƯỚP NƯỚC LẦN 2: HIỆP ĐỊNH GENÈVE 20/7/1954 CƯỚP 1 NỬA ĐẤT NƯỚC.
Tóm tắt dòng thời gian từ sau mục 2 đến đầu mục 3 (thực chất của "9 năm kháng chiến"):
+ Ngày 2/6/1946, Cao ủy Đông Dương (tương đương với Toàn quyền) Georges Thierry d’Argenlieu đã đơn phương thành lập tại khu vực ngày nay là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ một thực thể có tên là Cộng hòa tự trị Nam Kỳ (République autonome de Cochinchine), là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Đông Dương vào 19/12/1946.
+ Hội nghị Đà Lạt (19/4 - 11/5/1946) để chuẩn bị cho hội nghị Fontainebleau (từ 6/7 - trung tuần tháng 9/1946) đòi độc lập chính trị và thống nhất Việt Nam của cộng sản Bắc Việt nhưng thất bại. Tất nhiên, bởi hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 ký còn chưa ráo mực.
+ Thương thuyết tại hội nghị Fontainebleau không được, Hồ Chí Minh đã khẩn khoản nói với Marius Moutet đừng để ông về nước tay không. Hồ Chí Minh thảo một bản nghị ước vào chiều ngày 11 và trao cho Marius Moutet. Ba ngày sau, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác. Đạt được đồng thuận, Hồ Chí Minh đã đến tư dinh của Marius Moutet để ký văn bản này, tức Tạm ước Việt - Pháp (Wikipedia).
+ 20/12/1946. Việt cộng rõ ràng không tuân thủ Hiệp định sơ bộ lẫn tạm ước nên nổ ra chiến tranh Đông Dương. Vào ngày này, ông Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, đẩy nhân dân vào 9 năm tang thương chết chóc, không những thế còn xúi dại nhân dân tiêu thổ kháng chiến (tức hủy hết tài sản như nhà cửa cây cối... nhằm biến dân thành VÔ SẢN).
+ Đầu năm 1947, Pháp cử đại diện gặp cựu hoàng Bảo Đại đề xuất về việc đàm phán về nền độc lập của Việt Nam và việc thành lập một chính phủ Việt Nam độc lập. Cựu Hoàng Bảo Đại được Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp bao gồm các lực lượng chính trị Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng hậu thuẫn.
+ Ngày 7/12/1947, tại cuộc họp trên tàu chiến Pháp ở
Vịnh Hạ Long,
Bảo Đại và Pháp đàm phán rồi ký kết
Hiệp ước Vịnh Hạ Long.
Hiệp ước thể hiện sự đồng thuận của hai bên về việc thành lập Quốc gia Việt Nam (là tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa sau này).
Lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ảnh 05: Chủ quyền/quyền chủ quyền của Quốc gia Việt Nam (~331.000 km2). Ảnh: Wikipedia.
+ 1949: Mao Trạch Đông
(1 tên đồ tể khát máu hiện đang bị cả thế giới lên án, bởi Mao là nhà lãnh đạo đã giết chết số lượng nhân dân lớn nhất trong lịch sử, tổng cộng là 77.000.000 người, vượt xa người đứng thứ hai là Joseph Stalin với 43.000.000 người) đã thắng phe Tưởng Giới Thạch
(tham nhũng nhiều, bị Hoa Kỳ bỏ rơi) và lập nên CHNDTH (
mình đưa vào đây bởi liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ khét tiếng năm châu sau này).
+ (chiến dịch biên giới và) Chiến dịch Điện Biên Phủ 7/5/1954: Chiến thắng của người Trung Quốc, pháo của Trung Quốc và nhân mạng của người Việt và Pháp. Xin dẫn 2 câu chúc của Mao Trạch Đông:
“Thanh niên đích Việt Nam quân
Nhất minh kinh nhân”
+ Tháng ba năm 1954, Thủ tướng
Nguyễn Phúc Bửu Lộc của Quốc Gia Việt Nam mở cuộc điều đình với Pháp về chủ quyền của Việt Nam đòi hỏi Pháp phải ký hai Hiệp ước riêng. Hiệp ước thứ nhất công nhận sự độc lập trọn vẹn của Quốc gia Việt Nam.
Quốc gia Việt Nam sẽ tách khỏi Liên hiệp Pháp trở thành một nước độc lập. Hiệp ước thứ hai sẽ minh định quan hệ giữa Việt Nam và Pháp. Trong khi đó chiến trận ở Đông Dương càng tăng cường độ. Sự thất trận của Pháp tại
Điện Biên Phủ vào Tháng Năm càng làm tình hình thêm thúc bách.
Trước khi Hiệp ước Genève được ký kết khoảng 6 tuần thì Pháp còn ký riêng với Quốc gia Việt Nam một hiệp ước khác vào ngày
4/6/1954 giữa Thủ tướng
Joseph Laniel và Thủ tướng
Nguyễn Phúc Bửu Lộc công nhận
Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập.(Wikipedia).
Hết tóm tắt.
NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH GENÈVE (vui lòng google).
Tuyên bố của Quốc Gia Việt Nam:
“Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ. Bộ Tư lệnh Pháp đã tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn quốc gia Việt Nam... chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”
Trong hiệp định Genève cũng đã ghi rõ:
Hội nghị công nhận mục đích chính của hiệp định liên quan tới Việt Nam là để giải quyết vấn đề quân sự theo hướng chấm dứt xung đột và các bên không nên coi đường ranh giới quân sự là biên giới lãnh thổ hay chính trị.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh: Việt Nam dân chủ cộng hòa, với bản chất là cộng sản nhưng đội lốt là Việt Minh, đã cướp 1 nửa đất nước khỏi Quốc Gia Việt Nam kể từ đây.
Hiệp định cướp nước đã khiến gần 1 triệu đồng bào phải di cư vào Nam tìm TỰ DO (thoát khỏi cảnh ở miền Bắc "cấm nghe đài địch", hay ăn 1 con gà NHÀ MÌNH NUÔI cũng phải giấu diếm, chôn lông xuống đất khỏi hàng xóm nhìn thấy và đấu tố).
Ảnh 06a: Nhân dân miền Bắc di cư vào Nam tìm tự do.
Ảnh 06b.
Ảnh 06c.
4. ĐẢNG BÁN NƯỚC LẦN 2: CÔNG HÀM BÁN NƯỚC 14/9/1958 (PHẠM VĂN ĐỒNG): ĂN CẮP ĐẢO CỦA NGƯỜI KHÁC ĐEM ĐI BÁN.
Tóm tắt dòng thời gian từ cuối mục 3 đến đầu mục 4:
+ Ngày 16 Tháng Sáu năm 1954 Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng.+ Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý thắng lợi, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã thay thế Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Đây là nền Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam và tên gọi Quốc gia Việt Nam không còn được sử dụng nữa.Hết tóm tắt.Ở kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân Trung Hoa vào ngày 4 tháng 9 năm 1958, Cộng hoà Nhân dân Trung hoa tuyên bố như sau:Bản tiếng Việt:
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (do biển cả tách biệt khỏi lục địa và các hải đảo khác) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không được phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tất cả phi cơ ngoại quốc và hải thuyền quân sự không được phép xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời trên hải phận này. Bất cứ hải thuyền ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu hiện còn bị Hoa Kỳ cưỡng chiếm. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Ngày 14 tháng 9 năm 1958, tức là 10 ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố (như trên), thủ tướng nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà, Phạm Văn Đồng đã gởi một bức công hàm đến Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ viện của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với nội dung sau:
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.
Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính phủ
Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hoà
Kính gửi:
Đồng chí CHU AN LAI
Tổng lý Quốc vụ viện
nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa
tại
BAC-KINH.
Ảnh 07: Lưu trữ. Công hàm của Thủ tướng đương nhiệm nước VNDCCH Phạm Văn Đồng.
Những hành động sau đó của Cộng sản Bắc Việt (gọi tắt là Việt Cộng):+ Năm 1964, cục đo đạc và bản đồ của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà đã phát hành cuốn sách "Tập Bản đồ Việt Nam". Trong đó có ghi nhận địa danh "Tây Sa" và "Nam sa" theo cách gọi của Trung Quốc thay vì "Hoàng Sa" và "Trường Sa" theo cách gọi của Việt Nam.
Ảnh 08: Ảnh chụp từ cuốn "TẬP BẢN ĐỒ VIỆT NAM", có chữ kỹ tặng của Trần Lê Tấn, cho trường cấp 3 Ngô Sỹ Liên vào năm 1965, có ghi rõ "Tây Sa" và "Nam Sa" thay vì "Hoàng Sa" và "Trường Sa".
+ Năm 1974, Trung Quốc mang quân sang đánh chiếm Hoàng Sa và chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hoà khi ấy hoàn toàn im lặng.+ Lực lượng "mặt trận giải phóng miền nam" thậm chí phản đối chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đưa sự vụ Trung Quốc xâm chiến Hoàng Sa ra công luận quốc tế.
Ảnh 09: Tại hội nghị La Celle Saint Cloud, VC bác bỏ đề nghị VNCH lên án vụ Trung Cộng chiếm Hoàng Sa. Ảnh chụp từ báo Chính Luận.
+ Gần đây, phóng viên Xuân Hồng của đài BBC có phỏng vấn bà Bảy Vân, vợ của cố tổng bí thư Lê Duẩn. Bà Bảy Vân xác nhận: "Phạm Văn Đồng có ký văn bản. Ngụy (tên gọi của chính thể Việt Nam Cộng Hòa dưới thời Việt Cộng) nó đóng ở ngoài đó. Cho nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa."Tại sao gọi là hành động ăn cắp đảo của người khác đem đi bán?
- Thứ nhất: Không những ăn cắp đảo, mà Việt Cộng đã ăn cắp 1 nửa đất nước từ Quốc Gia Việt Nam (tức VNCH sau này).
- Thứ hai: Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa ở bên dưới vĩ tuyến 17, thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa.
Vậy, đây là hành động ăn cắp, xâm phạm ngang ngược chủ quyền/quyền chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa đối với 2 quần đảo.Công hàm bán nước 1958 là một trong những nguyên nhân gây nên Quốc Hận Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 sau này.5. ĐẢNG CƯỚP NƯỚC LẦN 3: MÙA XUÂN TANG TÓC NĂM 1975 CƯỚP NỐT 1 NỬA ĐẤT NƯỚC CÒN LẠI.Tóm tắt dòng thời gian từ lần cướp nước thứ 2 đến lần cướp nước thứ 3:+ Sau khi xin chỉ thị của sát nhân đang bị xỉ vả toàn thế giới là Stalin về Cải cách ruộng đất, từ 1953 đến 1956, ông Hồ cùng đồng bọn lập tức tiến hành phân loại nhân dân và thực thi đấu tố ném đá đến chết, con đấu tố cha... Kết quả chiến dịch: Cộng sản thu được 810.000 ha ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà; giết khoảng 15000 người (xem thêm tại http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i_c%C3%A1ch_ru%E1%BB%99ng_%C4%91%E1%BA%A5t_t%E1%BA%A1i_mi%E1%BB%81n_B%E1%BA%AFc_Vi%E1%BB%87t_Nam).+ Cải cách ruộng đất tiến hành 6 đợt, trong đó đợt đầu thí điểm ở Thái Nguyên và 3 đợt thí điểm tại Nghệ An. Đây chính là nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa nông dân Quỳnh Lưu-Nghệ An vào năm 1956 nhằm chống lại Việt cộng cướp tài sản và giết người. Kết quả của cuộc khởi nghĩa: Thêm hàng ngàn người nông dân oan ức đã ngã xuống bởi súng đạn của sư đoàn 324; Hồ Chí Minh lập tức dừng cuộc cải cách ruộng đất và khóc xin lỗi.
Ảnh 10: Đấu tố trong cải cách ruộng đất theo dự luật 197/HL của ông Hồ Chí Minh.
Ảnh 11: Một cậu bé bên cạnh những đống đầu lâu xương người, nạn nhân của CCRĐ.
+ Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Tổng thống của Đệ nhất Cộng Hòa Ngô Đình Diệm bị đảo chính bởi Dương Văn Minh và đồng bọn. Nền Đệ nhất Cộng Hòa chấm dứt. Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống của Đệ nhị Cộng Hòa. Từ đây, quân đồng minh với VNCH là Mỹ hiện diện ở miền Nam Việt Nam để chống lại sự bành trướng của Cộng sản (Trung cộng + Việt cộng). Cũng từ đây, miền Nam Việt Nam rơi vào bất ổn, cho đến khi bị mất đất nước vào năm 1975.
Ảnh 12: Di ảnh của cố tổng thống Ngô Đình Diệm mặc quốc phục.
+ 1967: 2 bên thỏa thuận lệnh ngừng bắn 3 ngày (trong tết Mậu Thân) để đồng bào đón tết.+ Ngay lập tức, sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968, Việt Cộng vi phạm trắng trợn hiệp định ngừng bắn và tấn công bất thình lình tại nhiều thành phố và địa phương trên miền Nam Việt Nam - trong đó có Sài Gòn và Huế, tạo ra đợt thảm sát kinh hoàng nhân dân vô tội tại Huế (Hue massacre).
Ảnh 13a. Nạn nhân trong Hue massacre.
Ảnh 13b. Nạn nhân trong Hue massacre.
Ảnh 13c.
Ảnh 13d. Nạn nhân trong Hue massacre.
Ảnh 13e. Những hố chôn dân oan vô tội chưa kịp đón tết an lành đã bị nhận những cái chết oan ức. Có người bị dùng búa đập đầu, có người bị dùng câu liêm ngoắc vào cổ, kéo đến hố, Hue massacre.
Ảnh 13f. Nạn nhân trong Hue massacre.
Ảnh 13g. Việt cộng còn phạm tội ác lợi dụng trẻ em, đẩy trẻ em ra chiến trường. Có những liệt sỹ chỉ 9 tuổi.
Ảnh 13h. Hue massacre là nguyên nhân của việc tướng Nguyễn Ngọc Loan tử hình 1 tù binh Việt cộng (được cho là Bảy Lốp, hoặc Bảy Nà) trên đường phố Sài Gòn. Nhà báo Eddie Adams đã ân hận, sau khi ông Loan mất: "Người này là một anh hùng. Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả."
Danh sách chưa đầy đủ những vụ thảm sát tại Việt Nam:http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_massacres_in_Vietnam+ 1972: Cộng sản tiếp tục bội ước hiệp định Genève đã ký kết năm 1954, xua quân tràn qua vĩ tuyến 17 và đánh chiếm Quảng Trị.
Cộng quân cướp miền nam Việt Nam bằng mọi giá, bất chấp thủ đoạn, gây nên mùa hè đỏ lửa năm 1972: Do bất chấp thủ đoạn, nên cộng quân sẵn sàng nã trọng pháo từ các trận pháo kích, xe tăng và súng máy lên con đường mà dân chúng đang di tản dài chưa tới 1 cây số (1km), gây nên thảm cảnh ĐẠI LỘ KINH HOÀNG, đã khắc sâu vào lịch sử, là một phần tội ác của cộng sản Bắc Việt, và một phần lịch sử đầy đau thương và phẫn nộ của dân tộc Việt Nam:
Chương I: CÁC QUYỀN DÂN TỘC CƠ BẢN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
Điều 1:Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Việt Nam đã công nhận.
Chương V: VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ QUAN HỆ GIỮA MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM
Điều 15:Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không bên nào cuỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thỏa thuận.
+ 1974: Lợi dụng tình hình rối ren, Trung Cộng đã dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa. 74 người con đất mẹ của Quân lực VNCH đã ngã xuống trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc.
Ảnh 14HS: 04 chiến hạm tham chiến trận Hải chiến Hoàng Sa 1974.
+ 1975: Việt cộng thực thi "phương pháp hòa bình" ghi trong hiệp định bằng súng ống, và đã cướp hoàn toàn miền Nam Việt Nam kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sự kiện này đã khiến cho hơn 3 triệu người Việt lại phải di cư tị nạn chính trị khắp nơi trên thế giới, tính đến nay (2014) đã 39 năm vẫn chưa được về lại cố hương. Nhiều thuyền nhân đã bị cướp, bị giết, bị hiếp, thân xác trôi dạt trên biển cả, phó mặc cho số phận.
Ảnh 14: Sài Gòn 1966
Ảnh 15a. Sài Gòn 1975, trước 30 tháng 4.
Ảnh 15b. Sài Gòn 1975, 30 tháng 4.
Ảnh 15c. Sài Gòn 1975, 30 tháng 4. Xích xe tăng nghiến nát yên bình và tự do. Lá cờ nửa máu sao vàng thay thế lá cờ vàng dân tộc có từ thời Hai Bà Trưng cờ vàng khởi nghĩa. Lần cuối cùng kể từ 30 tháng 4 năm 1975, lá cờ vàng dân tộc được kiêu hãnh tung bay trên đất nước.
Ảnh 15d. Sài Gòn 1975. Tạm biệt Sài Gòn.
Ảnh 15e. Việt Nam tôi đâu?
6. ĐẢNG BÁN NƯỚC LẦN 3: HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990, TỘI ĐỒ BÁN NƯỚC TBT NGUYỄN VĂN LINH, quyết tâm theo "giải pháp đỏ" để làm nô lệ cho Trung Cộng.
Tóm tắt dòng thời gian từ mục 5 đến mục 6:
+ Năm 1979: (Liên Xô cộng sản chưa sập): Chiến Tranh Biên Giới. Đặng Tiểu Bình đòi "dạy cho Việt cộng 1 bài học" nhưng không thành công. Thêm người ngã xuống.
Ảnh 16. Chiến tranh biên giới 1979
+ Năm 1986: Vừa muốn theo tư bản nên mới có "kinh tế thị trường", vừa muốn giữ ngai vàng cai trị nên mới có "định hướng xã hội chủ nghĩa". Kết quả ta có cụm từ lừa gạt có tên là "ĐỔI MỚI".
+ Năm 1988: 64 người của QĐNDVN đã ngã xuống trong Hải Chiến Trường Sa (sự kiện Gạc Ma) với Trung Cộng.
Ảnh 17a. Hải chiến Trường Sa 14/3/1988
Ảnh 17b. Hải chiến Trường Sa 14/3/1988. Báo Nhân Dân.
Ảnh 17c. Hải chiến Trường Sa: "TRUNG QUỐC LÀ KẺ TỘI PHẠM TRONG VẤN ĐỀ TRƯỜNG SA".
+ Năm 1990: Liên xô sụp đổ. Việt Cộng muốn duy trì sự cai trị nên mới đẻ ra hội nghị Thành Đô.
Ảnh 18: Hội nghị bán nước Thành Đô 1990 tại Tứ Xuyên - Trung Quốc.
Kết quả của hội nghị ảnh hưởng cho đến ngày nay: Trung Cộng trúng thầu hàng trăm công trình kinh tế quốc gia quan trọng của Việt Nam, thuê đất, thuê rừng, mua Bauxite Tây Nguyên thuế suất 0% (trong khi dân đen nước Việt mua 1 gói mỳ tôm chống đói còn phải cống phí VAT cho Việt cộng 10%), ti-tan ven biển miền Trung, xây làng lập ấp, mở viện Khổng Tử, tăng cường phổ biến văn hóa Trung Hoa...
________________________________________________
Viết đến đây, tội lỗi của Đảng Cộng Sản Việt Nam (gọi tắt là Việt Cộng) đã chất chồng, vác học thuyết ngoại lai Mác Lê Nin về (mà bây giờ cả thế giới văn minh không ai thèm dùng)cướp nước, bán nước, đày đọa dân tộc sống mãi mãi trong nghèo đói, ngu muội và dốt nát.
Lịch sử, từ khi có Đảng, toàn thấy máu, nước mắt, lật lọng xảo trá, thượng đội hạ đạp và sự nghèo đói ngu dốt.
Do đó, tôi khởi kiện Việt Cộng tội danh PHẢN BỘI TỔ QUỐC.
VIỆT CỘNG PHẢN BỘI TỔ QUỐC.
PHẢN BỘI TỔ QUỐC LÀ TỘI NẶNG NHẤT.
VIỆT CỘNG PHẢN BỘI TỔ QUỐC.
PHẢN BỘI TỔ QUỐC LÀ TỘI NẶNG NHẤT.VIỆT CỘNG PHẢN BỘI TỔ QUỐC.PHẢN BỘI TỔ QUỐC LÀ TỘI NẶNG NHẤT.VIỆT CỘNG PHẢN BỘI TỔ QUỐC.PHẢN BỘI TỔ QUỐC LÀ TỘI NẶNG NHẤT.VIỆT CỘNG PHẢN BỘI TỔ QUỐC.PHẢN BỘI TỔ QUỐC LÀ TỘI NẶNG NHẤT.VIỆT CỘNG PHẢN BỘI TỔ QUỐC.PHẢN BỘI TỔ QUỐC LÀ TỘI NẶNG NHẤT.VIỆT CỘNG PHẢN BỘI TỔ QUỐC.PHẢN BỘI TỔ QUỐC LÀ TỘI NẶNG NHẤT.VIỆT CỘNG PHẢN BỘI TỔ QUỐC.PHẢN BỘI TỔ QUỐC LÀ TỘI NẶNG NHẤT.
Xứ Nghệ, ngày 5 tháng 2 năm 2014.
Hoàng Tử Thuốc Lào
(đã ký).
________________________________________________
Những bài viết giá trị:Những sự thật về “Cách Mạng Tháng Tám” http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2012/08/saigonhanoi.htmlNhững sự thật về “Cách Mạng Tháng Tám” http://chauxuannguyen.org/2013/08/20/nhung-su-that-ve-cach-mang-thang-tam/Quốc kỳ Việt Nam : Những cung đường lịch sử http://chauxuannguyen.org/2013/09/19/quoc-ky-viet-nam-nhung-cung-duong-lich-su-phan-1/Lý Toét: Hiệp định Sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 http://xacbacxangbang.blogspot.com/2013/09/hiep-inh-so-bo-6-thang-3-nam-1946.htmlDân Luận: Hiệp Định Sơ Bộ Pháp-Việt ngày 6/3/1946 cho phép Pháp trở lại Việt Nam http://danluan.org/tin-tuc/20131226/hiep-dinh-so-bo-phap-viet-ngay-6346-cho-phep-phap-tro-lai-vnHiệp ước sơ bộ 6/3/1946 http://suthat-toiac.blogspot.com/2008/07/hip-c-s-b-631946.htmlTrần Gia Phụng: Hiệp định Genève (20-7-1954) http://chauxuannguyen.org/2013/07/21/hiep-dinh-geneve-20-7-1954-phan-i/AI CHỈ HUY CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI VÀ ĐIỆN BIÊN PHỦ? http://chauxuannguyen.org/2013/10/10/ai-chi-huy-chien-dich-bien-gioi-va-dien-bien-phu/