http://rossikuku.blogspot.de/ chân thành kính chúc Qúy Độc Giả Một Năm Mới An Khang - Thịnh Vượng - Vạn Sự Như Ý

CHÍ SĨ NGÔ ĐÌNH DIỆM VỚI DÒNG CCT.

Trầm Hương Thơ | 10:43 | 0 nhận xét

VRNs (18.10.2013) – Sài Gòn – Một linh mục cao niên mới cho chúng tôi một bản sao của tác phẩm Đời một phóng viên và những ngày chung sống với Chí sĩ Ngô Đình Diệm của Văn Bia do Lê Hồng xuất bản.

Đây là một tác phẩm hay và công phu, tuy nhiên vẫn cần được đánh giá lại tính chính xác của những sự kiện lịch sử.

VRNs xin lược qua một vài đoạn nói về Dòng Chúa Cứu Thế và Cụ Ngô Đình Diệm, Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa tại Việt Nam.

Tác giả Văn Bia mở đầu chương 1 như sau:

“Nhà dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng Saigon là nơi tôi gặp ông Ngô Đình Diệm lần đầu tiên vào khoảng năm 1947, trong một căn phòng nhỏ mà trước đó vài năm, chính tôi cũng đã có tạm trú đôi ngày, để chờ chuyến xe lửa ra Huế, đi học tu trở lại lần thứ hai. Phòng nầy nằm bên cạnh phòng khách phía tay mặt. Nhà dòng thiết lập hai phòng khách kế cận hai bên tiền sảnh để các Cha tiếp khách. Ở cuối tiền sảnh, đằng sau cửa kín mít là hành lang dọc ngang chia đôi tòa nhà, dẫn qua các cửa phòng các tu sĩ.

Ông Diệm ở ẩn trong một căn phòng, sống đời yên lặng của một tu sĩ, cũng luôn luôn mặc áo dài thâm quần trắng. Có ai tình cờ gặp chắc cũng tưởng đây là một người trong nhà dòng.

Tôi hình dung cách ông được tiếp đãi ở đó giống như trước kia tôi đã hưởng qua trong mấy ngày, như vào giờ cơm được một thầy giúp việc mang ẩm thực đến, có chuông bấm gọi mỗi khi cần việc gì, v.v…”.

Lý do tác giả có cơ hội gặp Chí sĩ Ngô Đình Diệm là: “Lúc vừa rời bỏ Chiến Khu, tôi chạy ngay xuống Saigon, chui vô nhà dòng Chúa Cứu Thế, tìm Cha Yến, người nhỏ nhắn, gốc Cái Mơn. Tôi chưa kịp mở miệng thốt ra tiếng nào thì Cha đã liên tục nói: – Con vừa ở Khu về phải không? Đừng có đi đâu nữa hết. Nguy hiểm lắm. Mật thám nó chốp con bây giờ. Để Cha cho con ở lại đây cho an toàn”.

Tác giả Văn Bia biết cha Phêrô Nguyễn Hoàng Yến (11.11.1907 – 24.03.1985) là do trước đó ông đã từng là chú đệ tử DCCT ở Huế, từ lúc mới lên 9 tuổi.

Duyên cớ để tác giả gặp và sau này được làm việc với Chí sĩ Ngô Định Diệm cũng do cha Hoàng Yên làm cầu nối. “Một ngày nọ, Cha Yến đưa tôi mấy chục bạc, nói: – Con liệu mua được mớ sách gì trong Khu của tụi Cộng Sản cho cụ Diệm được không? Cụ Diệm là nhà ái quốc…”.

Và “sau đó không bao lâu, Cha Yến đưa tôi tới ông Diệm, nói là cụ Diệm muốn gặp tôi và Cha khuyên tôi nên làm việc giúp Cụ”.

Tác giả mô tả về Chí sĩ Ngô Đình Diệm khi thấy ông lần đầu:

“Ông Diệm có vẻ thầy tu. Cũng cái dáng dấp hiền hậu nghiêm trang của một tu sĩ. So với một ông cụ râu ria mà tôi đã hình dung sẵn trong đầu trước khi đi gặp ông, người mặc chiếc áo dài thâm tôi vừa đối diện còn quá trẻ như hạng con cháu. Cho nên mặc dầu đã được giới thiệu trước rõ ràng là cụ, tôi vẫn ngượng miệng đến mức không dám dùng lối xưng hô nghe quá già lão như vậy cho một người quá lắm là một cựu đồng môn lớn tuổi hơn tôi, nên gọi bằng ông thôi.

Tôi đối đáp với ông rất tự nhiên. Nói chuyện thoải mái còn hơn thầy trò. Tôi nhớ hoài những lời đầu tiên tôi nói với ông Diệm, nó quê mùa và khờ khạo đến mức xấc xược như thế nầy (nguyên văn):

- Tôi biết ông không phải là người phản quốc nên tôi sẵn sàng làm việc cho ông.

Trời đất quỷ thần ơi, sao tôi dám thốt ra như vậy. Và càng ngạc nhiên hơn, là sau đó ông Diệm lại thâu dùng tôi, thường chuyện vãn với nhau thân mật. Nhiều lần ông còn nói với tôi:

- Anh làm thư ký cho tôi hỉ?

Tôi nhớ sở dĩ đã quá bạo miệng vì tôi quan niệm vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp lúc ấy, ai chống lại Kháng Chiến (Việt Minh), là phản quốc. Tôi đã liên lạc vô Khu mua sách vở tài liệu về cho ông Diệm không phải là hành động cung cấp tài liệu cho địch vì ông Diệm đâu phải theo Pháp, đâu phải phản quốc. Chắc ông Diệm hiểu ý tôi nên chẳng giận tôi. Có chê tôi ăn nói vụng về vô duyên thì có”.

Theo tác giả Văn Bia, các Cha dòng Chúa Cứu Thế cố sức bảo mật cho Cụ Diệm bằng mọi cách.

“Có lần nọ, trong đám đi vào phòng Thánh nằm dọc theo hành lang để thay đồ đi giúp lễ Chúa Nhựt ở nhà nguyện nối liền cạnh đó, một đệ tử tên Thọ là cháu Cha Vàng bất ngờ nói to lên, giọng kinh ngạc:

- Ủa, sao có ông Ngô Đình Diệm làm việc trong nầy.

Anh Thọ vừa nói vừa chỉ cho các bạn đồng dự thấy một người mặc áo dài đen đang lui cui lau sàn nhà bỗng xây lưng xách chổi và thùng nước đi te te về phía xa trên hành lang. Đệ tử Thọ là người đã ở Huế, có để ý và biết mặt ông Diệm từ hồi anh còn ở ngoài đó.

Trong tu viện, các thầy giúp việc làm nội trợ, cũng mặc áo dòng và đeo xâu chuỗi dài lòng thòng giống như các Cha. Cách phân biệt duy nhứt là các Cha mang cổ áo trắng. Ngay sau lễ, Cha Henri Lộc có phân trần với các đệ tử rằng cháu Cha Vàng đã nhận dạng không đúng.

Không phải đó là lần duy nhứt ông Diệm đóng vai lao công để hưởng bầu không khí an toàn trầm lặng trong tu viện. Trong thời gian lưu vong ở Hoa Kỳ (1950-1953), ông lặng lẽ sống suốt mấy năm nữa trong một nhà dòng khác, cũng làm người giúp việc khiêm nhường, hằng ngày lau quét dọn dẹp”.

Cũng theo Văn Bia, Chí sĩ họ Ngô mang nặng ân tình với DCCT: “Năm 1960, trong dịp đi kinh lý Đà Lạt, Tổng Thống Ngô Đình Diệm có đưa cả phái đoàn gồm Bộ Trưởng và nhiều sĩ quan cao cấp đến viếng thăm nhà dòng Chúa Cứu Thế có mở trường đại học cho tu sĩ và trại gà Scala nổi tiếng tại đó. Ông Diệm đã tặng cho nhà dòng trọn tháng lương Tổng Thống của ông với lời nói đại để như sau mà chắc các quan khách không lưu ý và không biết rõ gì nhiều. Ông nói là dòng Chúa Cứu Thế đã cưu mang ông nên ông mới được có ngày hôm nay”.

Vì là hồi ký, nên tác giả cũng cho biết việc tri ân Nhà Dòng không chỉ có Chí sĩ yêu nước, mà chính ông cũng vậy và còn qua Nhà Dòng ông được những người bạn đồng học đệ tử DCCT trợ giúp: “Ơn tôi chịu nặng nhứt của nhà dòng không phải chỉ có vậy. Còn to lớn hơn vô cùng. Các bạn học của tôi trong nhà dòng Chúa Cứu Thế như Chung Tấn Cang, Trần Văn Trung, Huỳnh Văn Lạc, Nguyễn Văn Hưởng, v.v. Nhiều lắm. Người làm Đề Đốc, kẻ Trung Tướng, Thiếu Tướng, Bộ Trưởng, v.v., kể cũng đều nhờ có học ở nhà dòng. Phần tôi, tôi biết rằng nếu tôi không được nhà dòng giáo dục cho có được một lương tâm lý tưởng của nhà dòng thì tôi đã thuộc hạng xấu xa nhứt trong xã hội; và cầm viết thì đã là một cây viết tán tận lương tâm. Suốt đời ký giả của tôi luôn luôn biết trọng ngòi viết của mình là nhờ công giáo huấn nhiều năm trong Đệ Tử viện của nhà dòng Chúa Cứu Thế”.

Cũng theo Văn Bia, “Nhà dòng Chúa Cứu Thế Huế không phải chỉ đón tiếp có một nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam là Ngô Đình Diệm mà thôi đâu. Còn một nhà ái quốc cách mạng lớn nữa là chí sĩ Phan Bội Châu (Sào Nam) bị Pháp bắt an trí tại Bến Ngự gần đó, cũng đã có vào nhà dòng diễn thuyết cho các đệ tử chúng tôi nghe. Cựu hoàng Bảo Đại không có ở đó song có gởi con là thái tử Bảo Long vào học nội trú cho qua những năm bất ổn”.

Thời Nhật chiếm đóng, các cha DCCT người Canada bị bắt, các cha Việt Nam bắt đầu điều hành Nhà Dòng. Các cha đã phải mở trại nuôi heo để có cái ăn cho cả trăm chú đệ tử và cả Nhà Dòng. Cũng trong bối cảnh này, tác giả lại được gặp Cụ Ngô. Tác giả Văn Bia kể như sau:

“Ngoài trại heo quy mô bên kia cầu An Cựu, nhà dòng Chúa Cứu Thế Huế có xây một trại heo nữa ở sân sau, nhỏ hơn nhiều. Ông Ngô Đình Diệm gánh cháo heo từ nhà bếp ra đó chừng năm chục thước. Tôi nghĩ ông đã từ trại heo nầy thoát thân qua biệt thự của người anh là Ngô Đình Khôi cất bên cạnh bờ sông An Cựu cách đó vài trăm thước. Khuôn viên nhà dòng cách đất biệt thự có một con đường. Nếu ông Khôi có hợp tác với Nhựt Bổn như tôi nghe nói, và vì đó mà sau bị Việt Minh giết, thì ông Diệm ẩn náu tại đó an toàn. Song tôi còn nghi ông Diệm rất cẩn thận, có thể dùng chỗ trú vững hơn, ở cách đó không xa, là Cung An Định, lâu đài của bà Từ Cung (Đoan Huy Hoàng Thái Hậu)”.

PV.VRN

QÙA TẶNG CON YÊU NGÀY TRỞ VỀ NHÂN DỊP SINH NHẬT LẦN THỨ 21

Trầm Hương Thơ | 10:30 | 0 nhận xét


VRNs (18.10.2013) – Bình Thuận – Khi cuộc đời lắm biến cố đổi thay bởi định mệnh mà ta không thể tự mình quyết định, mẹ những tưởng cuộc sống với mẹ là ruộng lúa, vườn rau, quanh năm nơi quê nhà Bình Thuận. Giang sơn của mẹ là ngôi nhà, nơi làm việc của mẹ là căn bếp nhỏ thân thương. Ngày ấy, ngày mà đất dưới chân mẹ như sụp xuống, bầu trời tối sầm trước mắt, mẹ không còn đứng được bằng chính đôi chân của mình. Khi nỗi đau đớn tột cùng xảy đến quá nhanh.


Ngày định mệnh! Nó đã đưa mẹ bước chân vào lối rẽ cuộc đời này. Một lối rẽ vô cùng chông gai, gập ghềnh, tăm tối đầy gian nan thử thách, với bao nỗi bàng hoàng. Khi ấy nếu không có những tấm lòng nhân ái, những đồng bào thân thương khắp nơi, những bàn tay dịu dàng mà mạnh mẽ, luôn sẵn lòng dìu dắt sẻ chia, có lẽ mẹ đã gục ngã trên con đường tìm kiếm tự do cho con. Để vượt qua đường hầm đen tối, mẹ đã đi với đôi bàn chân yếu ớt, khối óc đơn sơ, vốn kiến thức ít ỏi tầm thường.


Lối rẽ ấy đã đưa mẹ tìm đến được nơi mình cần đến. Thật hạnh phúc biết bao khi Mẹ đã được đến gần những vị Linh Mục, Sư Thầy và các Chức sắc cao quý thân ái khác. Mẹ đã tìm thấy tình yêu thương nồng nàn từ rất nhiều tấm lòng rộng mở bao dung. Tình yêu ấy đã thắp lên trong mẹ một ngon lửa ấm áp. Mẹ cảm nhận được đó là sự ưu ái của ĐẤNG TẠO HÓA dành cho con.


Khi mà mỗi chủ nhật cuối tháng có hàng nghìn người trong cộng đoàn DCCT Sài Gòn cầu nguyện cho con. Không chỉ thế, Chùa Liên Trì và rất nhiều người của nhiều tôn giáo như Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo và Tin Lành ở trong và ngoài nước cũng đã cầu nguyện cho con suốt chừng ấy thời gian con bị bắt cóc, giam cầm và hai lần đưa ra tòa xử kín.


Để cân bằng tự nhiên, mẹ cũng có cơ hội được tiếp cận không ít sự dối trá lọc lừa, điêu ngoa xảo biện của những con người vô lương. Họ mang một quả tim sắt đá lạnh lùng, khi mẹ thiết tha xin gửi cho con ba chữ “Mẹ yêu con” với mong muốn con hiểu được rằng, mẹ yêu con, mẹ yêu tất cả những gì thuộc về con. Để ngăn cách tình yêu mẫu tử họ đã đang tâm tàn nhẫn từ chối nó. Nhờ ơn trời, con đã hiểu được thông điệp mà mẹ cố gửi cho con qua sự trùng lập của những vật dụng. Những trái tim sắt đó là nỗi đau của dân tộc Việt Nam ta, một dân tộc có cùng Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ. Khi được mắt thấy tai nghe và chứng kiến tận mắt những con người máu lạnh, họ ra tay tàn độc với đồng bào của mình, mẹ đã dùng hết sức bình sinh để làm tất cả những gì có thể cho con dù hy vọng mong manh như một chấm xanh trên một cành lá úa. Đã hơn một lần mẹ muốn hy sinh tính mạng này để bảo vệ con. Tất cả những gì mẹ làm cho con xuất phát từ con tim nhiều hơn khối óc. Dù đã nỗ lực hết sức nhưng mẹ vẫn chưa tìm thấy một tia hy vọng nào, và trong cơn tuyệt vọng, mẹ chợt nghĩ ánh sáng sẽ đẩy lùi bóng tối. Đó là lúc mẹ quyết định đặt tất cả vào tay Đấng Tạo Hóa cầu xin:


NGƯỜI HÃY BAN ÁNH SÁNG KỲ DIỆU VÀO NƠI ĐEN TỐI.


Sau đó bố mẹ vẫn bước những bước chân không mệt mỏi cùng hàng trăm bước chân đồng hành. Trong đó có những cụ già ở tuổi thất thập cổ lai hy, có cụ còn mang trong người chứng bệnh nan y. Sức khỏe không hề cho phép ấy vậy mà cụ đã cầm gậy rong rủi cả ngày dưới cái nắng chói chan ở Tp. Tân An trong ngày phiên tòa phúc thẩm cùng những cô, dì, chú, bác, các anh, chị, em, các cháu nhỏ cùng sự yêu thương khắp nơi gần xa vẫn đau đáu dõi theo phiên tòa xét sử con gái bé nhỏ của mẹ.


Với mẹ, ngày16/5/2013, là một ngày ý nghĩa nhất trong cuộc đời thì ngày 16/8/2013 là ngày hạnh phúc nhất cuộc đời bố mẹ. Mẹ đã không đủ sức khi con được đón nhận phép màu. Mẹ đã gục ngã khi tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. Thương lắm con ạ, khi mẹ mở mắt tỉnh lại nhìn thấy những bàn tay đang xoa nắn cho mình, người dùng khăn lạnh lau mặt, người bê ly nước chanh nóng, người hộp sữa, người xoa đầu,… Những giọt nước mắt, những nụ cười hạnh phúc quyện vào nhau tạo nên bức tranh yêu thương vô cùng ngọt ngào. Một câu nói của cậu út làm lòng mẹ se thắt “Chị ơi! em nghĩ lẽ nào phải đánh đổi chị khi cháu ra khỏi nhà tù và em đã mất bình tĩnh”.




Với mẹ khung cảnh đó tuyệt đẹp. Tình yêu ấy làm mẹ đủ sức để đi đến trại giam đợi đón con về. Con bước ra khỏi nhà tù trong sự hân hoan đón nhận với biết bao vòng tay yêu thương trìu mến của gia đình bạn bè người thân. Con đã về như trong giấc mơ của mẹ và biết bao người yêu thương con. Cảm giác ấy mãi đến giờ mẹ vẫn còn chợt tỉnh chợt mơ. Sau bao đau thương nay con trở về, hạnh phúc biết ngần nào bởi giờ đây con có được ông bà, bố mẹ, u thầy, và cả tía, các bác, cô chú cậu dì, anh chị em rất nhiều mà không cùng huyết thống.



Hơn 10 tháng con bị cầm tù, sức khỏe tinh thần tuổi thơ ngây của con bị tàn phá biết bao. Nay con đã thật sự trở về bên mẹ, nhìn từ đầu đến chân con gái mẹ đã lớn lên trong thấy, nước da xấu đi nét mặt đăm chiêu suy nghĩ nhiều hơn. Đã hết rồi còn đâu hy vọng, đường đến trường giờ không lối cho con vào. Còn đâu tháng ngày vui học nô đùa cùng các bạn ở trường. Đường tương lai của con giờ đây tăm tối mịt mù. Canh cánh bên lòng tâm tư héo hắt với ước vọng được trở lại trường học của con. Con đã lớn và con thấu hiểu lòng mẹ, một câu nói làm mẹ nhẹ người “Mẹ ơi! Con thà về quê làm nông trồng thanh long còn hơn, con không thể sống gò bó cả đời vì phải mang ơn nặng như núi”, như thế thì thật khổ sở.


Ôi! Con ngoan của mẹ, con đã tự tay mở lối để mẹ thoát ra. Giờ đây cả nhà ta bên nhau hạnh phúc biết bao, bên nhau quên hết những tháng ngày buồn khổ.


Bố mẹ chúc con gái yêu sinh nhật vui vẻ và mãi trong sáng hồn nhiên như ngày nào con nhé!


Nguyễn Thị Nhung

Nên xóa đảng cộng sản đi

Trầm Hương Thơ | 04:17 | 0 nhận xét

Ma chê, cưới trách, các cụ dạy không sai. Sau khi ông Võ Nguyên Giáp đã mồ yên mả đẹp, dân Hà Nội bắt đầu bàn tán. Tại sao chính quyền lại ra lệnh ngưng treo cờ rủ ngay buổi trưa bữa hạ huyệt, mà không đợi đến tối? Buổi tối là lúc người ta thường làm lễ “hạ cờ.” Ðó là lúc ngưng không treo cờ rủ; sáng hôm sau sẽ kéo lên tới ngọn cột cờ, không còn dấu hiệu để tang nữa.

Tại sao lại ngưng “để tang” giữa ngày, mà không đợi thêm dăm, sáu giờ nữa, cho hợp nghi lễ? Nếu tin bói toán, có thể đổ tại các nhà chiêm tinh. Chắc có ông thầy bói nào đó gieo quẻ Mai Hoa, phán rằng nếu treo cờ để tang ông Võ Nguyên Giáp quá giờ Ngọ thì ông Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng có thể bị tai nạn! Tai nạn gì? Ðồng bào ta bàn nhau: Tai nạn Lý Khắc Cường. Ông thủ tướng Trung Cộng ghé Hà Nội trên đường bay về Bắc Kinh. Ông lại đến Phú Bài vào đúng buổi trưa; trong ngày chôn cất ông Giáp. Không lẽ lại đón một vị quốc khách bằng lá cờ treo rủ, nửa chừng? Lý Khắc Cường cũng sợ bị xui xẻo y như Nguyễn Tấn Dũng vậy. Cho nên Sứ Quán Trung Quốc phải lập tức yêu cầu kéo các lá cờ lên tới ngọn. Chấm dứt cờ rủ!

Chắc ông Võ Nguyên Giáp cũng chẳng biết gì nữa, về chuyện họ ngưng để tang ông vào giờ Ngọ. Ông cũng không biết Sứ Quán Trung Cộng không hề đến viếng tang ông, dù trụ sở của họ ở rất gần nhà ông. Khi nhiều người thắc mắc, sứ quán trả lời rằng họ có viếng tang. Nhưng viếng tang ở Sài Gòn. Xác người ta quàn ở Hà Nội, cáo phó ghi địa chỉ rõ ràng. Vậy mà lại đem vòng hoa đến viếng ở Sài Gòn!

Có thể giải thích hành động này. Nếu viếng tang ở Hà Nội thì ông đại sứ phải tới. Còn ở Sài Gòn thì một viên chức thấp hơn tới cũng được. Bắc Kinh muốn chứng tỏ đối với họ ông Giáp không đáng được thăm viếng ở cấp đại sứ; cho một tổng lãnh sự hay cấp thấp hơn viếng là đủ rồi.

Bây giờ thì người ta lại nhớ: Các cố vấn quân sự Trung Cộng, như Vi Quốc Thanh, Trần Canh, đều coi thường ông Giáp.

Họ viết rõ ràng trong hồi ký của họ. Trong đám các lãnh tụ cộng sản đợt đầu, 1945, 46 ở nước ta, ông Võ Nguyên Giáp là người ít bị mang tiếng thân Trung Cộng, so với Hồ Chí Minh hay Trường Chinh. Hành động đáng nói sau cùng của ông Giáp là phản đối vụ cho Trung Cộng khai thác Bô xít. Các đồng chí Bắc Kinh không bao giờ tha thứ.

Nhiều đảng viên cộng sản ở trong nước đã bầy tỏ lòng quý mến đối với ông Võ Nguyên Giáp; chính vì họ thấy Trung Cộng ghét ông. Có lẽ cách tốt nhất để tiếp tục tỏ lòng quý mến ông là họ nên vận động xóa bỏ cái đảng cộng sản đi.

Trong đời ông, mối nhục lớn nhất của Võ Nguyên Giáp là ông hoàn toàn bất lực khi các tướng, tá đàn em bị tù đầy. Họ bị trù ếm chỉ vì họ từng thân tín đối với ông. Ngoảnh mặt làm ngơ khi các đàn em bị hành hạ, đó là một nỗi nhục. Ông Võ Nguyên Giáp còn bị các đối thủ làm nhục công khai, khi bắt ông đứng chỉ huy chiến dịch ngừa thai. Thà rằng như Ðặng Tiểu Bình, bị hạ xuống làm công nhân nhà máy; hay Lưu Thiếu Kỳ, bị bắt đi chăn cừu, còn đỡ nhục hơn.

Tại sao Võ Nguyên Giáp lại chấp nhận để người ta làm nhục như vậy?

Vì ông là một đảng viên cộng sản tốt. Một đảng viên tốt thì chấp hành, tuân phục bất cứ việc gì mà “đảng” bảo phải làm.

Ðảng cộng sản đã xóa bỏ nhân cách của các đảng viên. Họ không được phép có tư cách riêng, danh dự riêng, cũng như các tình cảm hay quyền lợi riêng. Võ Nguyên Giáp có thể tự biện minh mình đóng đúng vai trò đảng viên, không có gì hối hận.

Một điều mà ông ta, cũng như nhiều đảng viên cộng sản khác, không tự hỏi, là cái đảng cộng sản mà họ đã tuyên thệ gia nhập, có còn là một đảng cộng sản hay không? Họ không dám đặt câu hỏi này, vì mở miệng ra là sẽ mất hết các quyền lợi dành cho các đảng viên; có thể chết nữa.

Nhưng ai cũng biết, hiện nay ở Trung Quốc và ở Việt Nam không còn đảng cộng sản nào nữa. Khi thu nhận các nhà kinh doanh tư vào đảng, và công nhận quyền kinh doanh của các đảng viên cộng sản, Ðảng Cộng Sản Việt Nam cũng như Ðảng Cộng Sản Trung Quốc không còn là “cộng sản” nữa. Các vị lãnh đạo hai đảng này cố biện minh bằng các lý luận, như “Ðảng phải là đại biểu của lực lượng sản xuất tiến bộ nhất” (lý thuyết Giang Trạch Dân;) hoặc phải “giải phóng sức sản xuất” (Dự thảo Báo cáo chính trị, đảng Cộng Sản Việt Nam). Các lý thuyết trên bao hàm một nhận xét thực tế: Trong xã hội Trung Hoa hay Việt Nam hiện nay, giai cấp tư sản đang thành hình là lực lượng sản xuất tiến bộ nhất.

Vai trị tiền phong của giai cấp tư sản cũng được Karl Marx đề cao, khi ông quan sát sự chuyển biến từ thời kỳ phong kiến sang kinh tế tư bản. Các quyết định thay đổi của hai đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam chỉ thể hiện diễn biến mà Marx mô tả: Chế độ phong kiến chuyển dần sang chế độ tư bản. Xã hội Trung Hoa và Việt Nam hiện nay vẫn còn đầy di sản của thời phong kiến do Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn lập nên, cần phải dẹp bỏ thì mới tiến bộ được.

Chúng ta vẫn phải đặt thêm một câu hỏi, là: Tại sao quý vị lãnh đạo trong các đảng Cộng Sản ở Trung Hoa và ở Việt Nam không thành thật một lần trong đời, trong đời sống cá nhân cũng như đời sống đảng viên, bằng cách tuyên bố thẳng rằng họ thôi, ngưng, stop, từ nay không theo đuổi chủ nghĩa Mác Lê nin nữa?

Khi một đảng chính trị tự đặt mình vào tình trạng phải tự mâu thuẫn với chính mình (mâu thuẫn giữa cương lĩnh, lý thuyết, với hành động thực tế), thì sẽ làm hư hỏng cả giềng mối tinh thần của cả quốc gia. Khi một ông vua hay một đảng cầm quyền nói một đằng, làm một nẻo, thì chữ TÍN không còn được coi trọng nữa. Không lấy chữ TÍN làm căn bản trong các mối tương quan, trong mọi giao tế xã hội, thì sẽ không còn một hệ thống đạo đức. Hơn thế nữa, cũng không thể phát triển tinh thần tôn trọng luật pháp, là nền tảng của mọi sinh hoạt kinh tế, chính trị trong thế giới hiện đại. Tái lập chữ TÍN trong xã hội là điều quan trọng và đáng theo đuổi hơn là thực hiện bất cứ một chủ nghĩa mơ hồ và không tưởng nào.Về mặt chính trị, ở hai nước Trung Quốc và Việt Nam, chế độ toàn trị (totalitarian) đã biến dần sang một chế độ độc tài (authoritarian) bình thường. Guồng máy của đảng và nhà nước không còn kiểm soát được tất cả đời sống xã hội nữa. Xã hội đã tách rời khỏi chế độ. Giới lãnh đạo đảng đã nhận thức được giới hạn của quyền lực mà họ đang nắm. Ðời sống mỗi cá nhân không còn hoàn toàn tùy thuộc vào đảng và nhà nước nữa.

Nhưng giới lãnh đạo đảng cộng sản không còn khả năng kìm hãm các biến chuyển, vì chính họ đang bước vào một cuộc phiêu lưu mới, không biết sẽ hướng vào đâu. Tại Ba Lan, Tiệp, Slovack, Hungary, những đảng cộng sản ở đó có góp phần chủ động thúc đẩy cuộc “cách mạng nhung” để thiết lập thể chế mới, khi đó chính họ phải rời khỏi chính quyền. Nhờ thay đổi toàn diện và nhanh chóng, sau hai mươi năm kinh tế các nước này đã tiến rất nhanh. Các đảng viên cộng sản cũ từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, họ có nhiều kinh nghiệm chính trị hơn các đảng phái mới, họ có thể trở lại nắm quyền hnh dưới ngọn cờ khác. Ở Trung Quốc và Việt Nam thì không. Giới lãnh đạo cộng sản không dám rút khỏi chính quyền, tự mò mẫm con đường đổi mới từng bước một, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Riêng đảng Cộng Sản Việt Nam thì còn dè dặt hơn, đợi Trung Quốc thí nghiệm cái gì trước rồi mới theo.

Nhưng có những vấn đề mà chính đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng không giải quyết nổi. Một vấn đề lớn là guồng máy quản lý xã hội cũ vốn được vạch ra để cai trị trong một hoàn cảnh đơn giản, có cấp bậc trên dưới rõ ràng. Guồng máy này không còn thích hợp để cai quản một xã hội phức tạp; các tương quan cũ bị đứt, bị vỡ, và các tương quan mới đã nẩy sinh. Tương quan cũ dựa trên hệ cấp quyền hành, bây giờ thêm tương quan dựa trên tiền bạc, lợi lộc. Ðảng cộng sản không dám xóa bỏ hệ cấp quyền hành, nhưng vẫn phải công nhận hệ thống duy lợi. Hệ cấp quyền hành dựa trên đảng, trên tương quan quyền lực cá nhân. Hệ thống duy lợi dựa trên tiền, nhưng không có các luật lệ ràng buộc như trong các nước tư bản lâu đời. Hai mạng lưới đó chồng chéo lên nhau, tất nhiên đẻ ra tham nhũng. Ðó là một hiện tượng làm uy tín của đảng cầm quyền bị ở Trung Quốc và Việt Nam suy sụp.

Một hiện tượng khác là hệ quả của nền kinh tế tư bản phi luật pháp là tình trạng bất công về lợi tức, thu nhập và tài sản ngày càng cao và càng hiển nhiên. Không những bất công trong thu nhập, trong tài sản, mà hệ cấp quyền hành của đảng còn tạo ra cảnh bất công trong cơ hội sống và kiếm ăn nữa. Trong khi ý thức hệ được tuyên dương vẫn đề cao một xã hội bình đẳng, trong thực tế thì chính chế độ này lại nuôi dưỡng cảnh bất bình đẳng. Niềm tin của chính các đảng viên, ngay cả giới lãnh đạo đảng, cũng hao mòn.

Hiện nay, cuộc đổi mới kinh tế thúc đẩy tinh thần duy lợi và vị kỷ. Khơi dậy những điều xấu xa đó không khó gì cả. Chỉ cần buông thả ra là lòng tham, óc vị kỷ sẽ tự phát triển. Không có đạo đức để kiềm chế, cũng thiếu cả luật pháp để ràng buộc, nền luân lý bị đổ vỡ.

Trong lịch sử loài người, óc duy lợi và tính ích kỷ luôn luôn phải kèm theo một hệ thống các quy tắc luân lý hoặc giáo lý kiềm chế. Kinh tế tư bản phát sinh trong những xã hội đã có một nền luân lý cổ truyền, và chính các truyền thống tôn giáo giúp kiềm chế óc duy lợi, ích kỷ, để lái động lực tìm lợi lộc, hướng chúng vào các giá trị tinh thần. Khi kinh tế tư bản được thả lỏng trong một xã hội mất nền tảng, đạo lý đang tan rã, thì những điều xấu xa nhất của lối làm ăn đó tha hồ nẩy nở và tung hoành. Ðó là hoàn cảnh nước ta và Trung Quốc bây giờ.

Nói một đằng làm một nẻo, tất cả ý thức hệ cộng sản đã phá sản, không còn ai tin nữa, kể cả các đảng viên. Ðó là bị kịch của cả dân tộc. Muốn lập lại chữ TÍN trong xã hội Việt Nam bây giờ, chính những người có trách nhiệm, tức là giới lãnh đạo đảng Cộng Sản, phải nói thẳng, nói thành thật với mọi người: Từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Ðiều đó không có gì xấu, không có gì phải che đậy và trì hoãn. Vì chính họ đã không còn chủ nghĩa cộng sản tin nữa!

Ông Võ Nguyên Giáp sống như một đảng viên cộng sản gương mẫu suốt đời: Luôn luôn tuân thủ, chấp hành các quyết định của đảng. Cái đảng đó đã làm ông mất tư cách, mất cả danh dự. Chỉ vì ông đã học tập và thể hiện “đạo đức cách mạng” do Hồ Chí Minh dạy: Không có thứ đạo đức nào cao bằng tinh thần kỷ luật của đảng viên. Những người còn giữ lòng quý trọng ông nên giúp ông làm một việc mà chính ông không làm được: Xóa bỏ đảng cộng sản. Nó không những tiếp tục giết chết nhân cách của các đảng viên khác, mà còn làm bại hoại của nền đạo lý của dân tộc!

Ngô Nhân Dụng

TƯUỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN 2013 TẠI FRANKFURT ĐỨC QUỐC

Trầm Hương Thơ | 08:39 | 0 nhận xét

Mặc dù đã cuối tháng 4, cái lạnh 6 độ C vẫn còn vương vấn và từ 3 hôm trước dự báo thời tiết đã cho biết trời sẽ mưa dầm và lạnh vào ngày thứ Bảy, 27.4.13, nhưng đã không làm sờn lòng hơn 200 người Việt còn trăn trở với hiện tình đất nước, đặc biệt từ các tiểu bang xa như Berlin, Hamburg, München, Bremen,...đã kéo về trước Lãnh sự quán CSVN nằm trên đường Kenedy Alle thuộc thành phố Frankfurt / Main để tham dự cuộc biểu tình tưởng niệm biến cố đau thương 30.4 cách đây 38 năm cũng như hun đúc tinh thần và khẳng định quyết tâm chống lại sự cai trị bạo tàn của đảng Cộng sản Việt Nam do Hội NVTNCS tại Frankfurt phối hợp với Liên Hội NVTNCS và nhiều tổ chức, đoàn thể người Việt tại CHLB Đức tổ chức. Đặc biệt nhất là sự hiện diện của cụ Nguyễn Đình Tâm tròn 90 tuổi, đến từ Berlin đã được mọi người vỗ tay trân trọng tán thưởng.


Đối diện lãnh sự quán CSVN
Chương trình sinh hoạt ngày Quốc Hận đã bắt đầu vào lúc 12 giờ 30 bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm trong rừng cờ vàng và biểu ngữ. Ông Võ Hùng Sơn, chủ tịch HNVTNCS tại Frankfurt đã khai mạc bằng bài diễn văn ngắn nhắc lại biến cố đau thương cho cả nước đúng 38 năm trước, khi miền Nam tự do mất vào tay khối cộng sản. ĐCSVN sau đó đã tiến hành những chính sách trả thù miền Nam và đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Họ đã biến một miền Nam Việt Nam trù phú thành thành một nơi đói nghèo như Bắc Hàn. Chính sách ngu dốt đó đã đẩy hàng triệu người ra khỏi đất nước khiến hàng trăm ngàn người phải bỏ thây nơi rừng sâu, trên biển cả.
Nhưng điều đáng nói hơn cả là thái độ khiếp nhược của lãnh đạo ĐCSVN trước tham vọng sát nhập Việt Nam vào đất Tàu của nhà cầm quyền Trung Cộng (TC). Họ đã để TC ngang nhiên xâm phạm hải phận Việt Nam ở biển Đông như vào chỗ không người, để TC khai thác bauxite ở Tây Nguyên, rừng đầu nguồn và nhiều nơi khác gây nguy hại trầm trọng đến an ninh quốc gia. ĐCSVN cũng đã cắt nhượng nhiều phần lãnh thổ Việt Nam cho TC để đổi lấy sự bảo kê giữ chặt quyền lực. Ngoài ra, sự can đảm đứng lên và chấp nhận hy sinh của những con dân Việt Nam tại quốc nội trong những năm qua đã được mọi người ca ngợi, tuyên dương.
Tiếp theo là phần phát biểu của các đại diện tổ chức, hội đoàn tại Đức như Cộng đồng Người Việt tại Berlin (cụ Nguyễn Đinh Tâm, 90 tuổi), đảng Dân Tộc (ông Trần Văn Sơn), Hội NVTNCS tại Mönchengladbach (ông Nguyễn Văn Rị), Tu sĩ Thích Ấn Tâm, Hội Người Việt tỵ Nạn vùng Rurhgebiet (2 bạn trẻ Vũ Duy Minh Khoa và Vũ Duy Yến Ngân), Hội Người Việt tỵ Nạn tại Oldenwald (ông Lê Trung Ưng), đảng Việt Tân (ông Nguyễn Thanh Văn), Hội Người Việt tỵ Nạn tại Köln (Liêu Tuấn Tú),…với nội dung xoay quanh việc tưởng niệm nạn nhân của chế độ độc tài cộng sản và tố cáo tội ác buôn dân bán nước của CSVN cũng như kêu gọi đồng bào hải ngoại tiếp tay với đồng bào quốc nội để đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa đất nước và chống ngoại xâm. Đặc biệt một phụ nữ, đại diện cho cộng đồng người Tây Tạng tại Đức cũng đã phát biểu ủng hộ cuộc đấu tranh của người Việt Nam.
Những bài phát biểu cũng không quên tố cáo âm mưu chia rẽ cộng đồng người Việt hải ngoại qua nghị quyết 36 nhằm vô hiệu hóa những nỗ lực đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ tự do thực sự.
Rừng biểu ngữ hầu hết nói lên khát vọng tự do dân chủ cho đất nước, tố cáo tội ác của ĐCSVN và tham vọng bành trước của Bắc Kinh.
Sau những bài phát biểu là những tiếng hô „Đả đảo ĐCSVN buôn dân bán", „Tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam" vang dội một góc phố.











 



Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã đảm nhận phần tiếng Đức. Anh nói cho người Đức hiểu rõ mục đích của buổi biểu tình. Đặc biệt, chị „Hạt Sương Khuya“, ca sĩ Thu Sương từ Paris sang đã góp mặt với những bài ca thiết tha và rực lửa đấu tranh làm cho khí thế cuộc biểu tình càng dâng cao.
Cuộc biểu tình cũng đã được trực tiếp truyền thanh vào các diễn đàn trên internet như Paltalk.
Trời vẫn mưa, vẫn lạnh buốt, nhưng nhờ những ổ bánh mì thịt của ban tổ chức chuẩn bị sẵn, đoàn biểu tình đã ấm áp lại phần nào.
Cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán CSVN chấm dứt vào lúc 14giờ 30. Sau đó đoàn biểu tình đã diễn hành đến Lãnh sự quán Trung Cộng với biểu ngữ và rừng cờ vàng cả hai con đường, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và lịch sự của những nhân viên công lực Đức.
Trước lãnh sự quán TC
Khoảng 14 giờ 30, ban tổ chức nhanh chóng thu dọn cờ, biểu ngữ, dàn âm thanh, … và hướng dẫn đoàn biểu tình di chuyển đến lãnh sự quán TC chỉ cách đó khoảng 300m. Đoàn đi, vàng cả hai con đường, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và lịch sự của những nhân viên công lực Đức.
Những bài phát biểu cùng những tấm biểu ngữ lớn nhỏ tố cáo những hành động bành trướng tại biển Đông của TC đã được cất lên, xen kẽ là những tiếng hô đả đảo TC. Tại đây một số biểu ngữ bằng hình ảnh có nội dung rất lý thú cũng được một số tham dự viên trương lên (xin xem hình) nhằm tố các những chính sách dùng hàng giả, sử dụng hacker, hàng độc hại, đánh cắp bản quyền…..







Cuộc biểu tình trong công viên nhỏ nằm đối diện với Lãnh sự quán Trung cộng đã thêm phần khí thế với sự góp mặt của Nhóm khoảng 10 người Tây Tạng. Họ mặc áo, choàng cờ vàng lên vai, cầm bảng lưỡi bò bị kéo cắt. Họ hát bằng tiếng Tây Tạng; dù không hiểu người người Việt hiện diện có thể cảm nhận được nỗi đau đớn, uất hận của người dân đã mất nước trong từng ánh mắt và trong giai điệu bài ca. Sau đó họ cầm loa tay và hô rất to những khẩu hiệu chống TC một cách rất nhiệt tình, mạnh mẽ. Nét mặt, cử chỉ, ánh mắt của họ khiến các tham dự viên khác cũng bị cuốn hút theo một cách vừa hào hứng vừa khâm phục.


Cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung cộng chấm dứt vào lúc 16 giờ.

Sau đó mọi người đã di chuyển về hội trường Volkshaus Enkheim trên đường Borsig Allee nằm cách đó khoảng 10 cây số để dùng bửa cơm chiều sau nhiều tiếng đồng hồ biểu tình ngoài trời mưa lạnh.

Hội thảo và văn nghệ đấu tranh

Hội Phụ Nữ tại Frankfurt đã có nhã ý đãi các tham dự viên bằng một buổi cơm nóng với thịt kho tàu và đầy đủ các loại xà-lách tươi cùng trà nóng, cà phê miễn phí.

Chương trình phần ba bắt đầu cũng bằng nghi thức chào cờ, mặc niệm và dân hương trước bàn thờ Tổ quốc rất trang nghiêm bên cạnh là bức tranh „Tiếc thương“ nổi tiếng.





Sau đó ban chấp hành của Liên Hội (BCH/LH) đã được mời lên bàn chủ tọa để tiến hành phần sinh hoạt thức ba. Bác sĩ Trần Văn Tích, chủ tịch Liên Hội đã trình bày những công tác đã thực hiện trong năm qua cũng như tình hình tài chánh của LH. Dưới sự điều hợp của BCH/ LH, cử tọa đã biểu quyết chọn nơi biểu tình là Berlin cho ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2013 và giữ Frankfurt là nơi tổ chức Ngày Quốc Hận 2014. Cử tọa đã sôi nổi góp ý với BCH/ LH. Một số đại diện hội đoàn và cá nhân đã quyên góp tại chỗ để LH có thêm phương tiện để sinh hoạt.
Sau phần hội thảo là phần văn nghệ đấu tranh với sự đóng góp của ca sĩ Thu Sương cùng nhiều tài năng khác đã khiến mọi người không nỡ rời hội trường cho đến tận 22 giờ đêm, kết thúc một ngày sinh hoạt đấu tranh rất có ý nghĩa.
NTN

ÁC QỦY ÁO TRẮNG

Trầm Hương Thơ | 13:31 | 0 nhận xét
Ai ai cũng kinh tởm cái hành vi tội ác về câu chuyện thương tâm của một bé trai bên Trung Quốc bị móc mắt trước đây. Cứ tưởng rằng chuyện này chỉ xảy ra ở Trung Quốc, nào ngờ tại Việt Nam không những chỉ có 1 người mà là hàng ngàn người đã bị giám đốc bệnh viện CSVN nhẫn tâm cướp đi ánh sáng!



Ngành y tế Việt Nam lại vừa có thêm một “cơn chấn động”, khi bệnh viện (BV) Mắt Hà Nội đã nhẫn tâm đánh tráo thuỷ tinh thể của hơn 3,000 bệnh nhân. Người dân đang lo sợ vì ngành y bây giờ có lắm “ác quỷ”.
Vụ đánh tráo thuỷ tinh thể, xem ra còn nguy hiểm, nhẫn tâm hơn cả vụ bớt xén vaccine, “nhân bản” kết quả xét nghiệm,…


Bệnh viện Mắt Hà Nội. Nguồn: Internet

Theo các bác sỹ chuyên khoa về Mắt, thủy tinh thể là chiếc đĩa trong suốt nằm ở phía bên trong mắt, nó tập trung các tia sáng đi vào võng mạc để tạo thành hình ảnh sắc nét rõ ràng, như thấu kính của máy ảnh tập trung hình ảnh vào phim. Thủy tinh thể có chức năng như một thấu kính hội tụ công suất 20D nằm sau mống mắt và tham gia vào qúa trình điều tiết của mắt. Sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa. Bệnh đục mờ thủy tinh thể được xem là bệnh mù có thể chữa được. Chữa bằng cách thay thuỷ tinh thể nhân tạo.

Phẫu thuật thay thuỷ tinh thể. Hình minh hoạ: Nguồn: minoptic.com

Giám đốc bệnh viện Mắt Hà Nội đã bị tố giác khi cho đấu thầu thuỷ tinh thể, các chất liệu như dịch nhầy rẻ tiền để sử dụng khi phẫu thuật thay thuỷ tinh thể cho hơn 3,000 bệnh nhân. Tuy được thay thuỷ tinh thể rẻ tiền của nước khác, nhưng bệnh nhân vẫn phải trả phí là 6,5 triệu đồng/mắt ($300)-chi phí khi dùng thuỷ tinh thể của Mỹ. Hơn nữa, mỗi ống dịch nhầy chỉ được dùng cho một bệnh nhân, thì bác sỹ của bệnh viện này đem chia và dùng chung cho từ 4-5 bệnh nhân; một bộ dao mổ sử dụng cho 10 ca. Những người có bảo hiểm y tế (BHYT), bệnh viện được BHYT trả, nhưng bà gíam đốc BV này chỉ đạo phải thu thêm mỗi bệnh nhân có BHYT 1 triệu đồng ($50). 
Chẳng đặng đừng, người bệnh mới phải đến bệnh viện để được cứu chữa, thì chính nơi này, họ bị các vị lương y lừa phỉnh, tráo trở, và làm tiền trắng trợn. Mà chẳng đâu xa, chuyện lừa gạt bệnh nhân lại xảy ra tại bệnh viện chuyên khoa Mắt ở ngay thủ đô. 
Người tốt trong ngành y tế vẫn còn. Đó là các bác sỹ dám đứng ra tố giác giám đốc BV, muốn làm sáng tỏ mọi ngách tối của kẻ tán tận lương tâm. Vụ này không được làm ra ánh sáng, sẽ còn biết bao bệnh nhân bị lừa? Không ai biết được. Chỉ có một điều ai cũng biết, tương tự như tình trạng bác sỹ ở BV Hoài Đức khi tố giác vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm, đó là “tính mạng”, sự bình an của những bác sỹ dũng cảm đứng ra tố giác luôn bị đe doạ. Cụ thể là bác sỹ tố cáo vụ tráo thuỷ tinh thể không những bị kỷ luật, mà còn bị “xã hội đen” tông xe làm ngã gãy tay. Lương y bây giờ cũng có “tay chân” là “xã hội đen”, thì người dân lành biết cậy vào đâu?
Người tốt trong ngành y còn quá ít, mà xung quanh họ lại có quá nhiều kẻ bất nhân, “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, kể cả những người lãnh đạo cao cấp được cho là “liêm minh chính đại” cũng không còn được tin tưởng bởi sự dung túng, bao che của họ với thuộc cấp. Cụ thể là những lá thư tố cáo đã được gửi đi từ lâu, nhưng chính quyền Hà Nội kết luận vụ tráo thuỷ tinh thể chỉ là…“sai sót”. Sai sót có thể là 1, hoặc 2 ca, chứ không thể nào lên đến hàng ngàn ca! Dung túng, bao che, có thể vì sợ tai tiếng, ảnh hưởng đến “thi đua-khen thưởng”, nhưng cũng có thể vì “cùng một đường dây”, đã “ăn đồng chia đều” thì không thể đổ tội hết cho cấp dưới khi có chuyện xảy ra.
Loại thuỷ tinh thể gía rẻ chỉ dùng được vài năm, sau đó nếu hư, họ không thể thay được thuỷ tinh thể lần nữa, và họ sẽ mù. Như vậy, hành động đánh tráo thuỷ tinh thể chính là tội ác; bà giám đốc BV Mắt Hà Nội chỉ đạo vụ này chính là ác quỷ vì đã nhẫn tâm “ăn” thuỷ tinh thể của người đang cần ánh sáng, mà hầu hết họ là những người lớn tuổi, người nghèo.
Chưa bao giờ người dân hoảng loạn, lo sợ như lúc này, khi mà những người chuyên chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, cứu chữa người bệnh không chỉ yếu kém về khả năng chuyên môn, nghề nghiệp, mà còn mất lương tâm, đạo đức của người thầy thuốc. Một khi những ác quỷ áo trắng này còn tồn tại, sẽ vẫn chưa hết những nguy cơ đe doạ người bệnh, và cả những người chưa bệnh.
Bình An

Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh gửi thư cho ông Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về vụ Mỹ Yên

Trầm Hương Thơ | 08:07 | 0 nhận xét







Ngày 22/9/2013 vừa qua, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh – Giám mục Giáo phận Kontum, đã gửi tới ông Thái Văn Hằng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, lá thư gọi là: “Phúc đáp trong tâm tình hiệp thông của mọi phía liên hệ với giáo xứ Mỹ Yên”.











Trong lá thư gửi ông phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An, Đức cha Micae nói ngài không ngỡ ngàng về những lời vu cáo của chính quyền về vụ việc ở Mỹ Yên. Trái lại, chuyên xảy ra ở Mỹ Yên không có gì lạ bởi ngay trong giáo phận Kotum những năm qua đã chứng kiến những vụ việc chính quyền đàn áp dân tương tự như ở Mỹ Yên.

Ngài cũng lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo đất nước, cách riêng nhà cầm quyền Nghệ An hãy lắng nghe những lời nhận xét về chế độ cộng sản của những nhà cựu lãnh đạo cộng sản như ông Milovan Djilas, Mikhail Gorbachev… để sớm nhận thức ra những sự thật căn bản ấy để quay về với dân, với nước.

Trân trọng gửi tới quý độc giả nội dung bức thư:

Nguồn: GPV

Đài Truyền hình Pháp chế diễu TT Nguyễn tấn Dũng cho là "Mister Bean" (tên Hề số 1 Anh quốc)

Trầm Hương Thơ | 22:58 | 0 nhận xét

Vọng Trấn Quốc10/2/2013

PARIS - Đây là đoạn video ghi lại cuộc trao đổi ngắn ngủi giữa Thủ tướng nước CHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pháp quốc Jean Marc Ayrault (được chuyển ngữ ở phần sau) trong cuộc họp báo tại Phủ Thủ tướng Matignon tại Paris ngày 25 tháng 9 năm 2013 vừa qua.

Xin mời xem cuốn vidéo ông Thủ tướng Việt Nam gặp Thủ tướng Pháp và chúc các bạn có những giây phút thư giãn.



Người dân Pháp sẽ không biết đến chuyến công du của Nguyễn Tấn Dũng (vì giới truyền thông hoàn toàn không đưa tin) nếu chương trình truyền hình PHIẾM LUẬN « La Nouvelle Edition » này (Phiên Bản Mới) đã không trình chiếu đoạn vidéo trên với mục đích chế nhạo Nguyễn Tấn Dũng.

« La Nouvelle Edition » là chương trình truyền hình hàng ngày (trình chiếu từ thứ hai đến thứ sáu, vào lúc 12h20) của đài Canal+, một trong 6 đài chính của Pháp. Mục đích của chương trình là phân tích, mổ xẻ và phiếm luận thời sự trong nước Pháp nói riêng và trên thế giới nói chung. Được điều khiển bởi Ali Baddou (người àn ông trẻ tuổi) và sự trợ giúp của hai nhà phỉnh bút thiên Tả dầy kinh nghiệm là ông Nicolas Domenach (tóc bạc trong vidéo) và bà Anne-Elisabeth Lemoine.

Qua 3 phút và 50 giây, chương trình đã giúp khán giả đài biết về Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng qua ba đặc điểm:

1/ vô văn hóa
Nguyễn tấn Dũng khều tay hỏi Thủ tướng Pháp: « Ê, có thể khóa cái này đằng sau được không ? Nóng quá "

2/ vô học
Nguyễn tấn Dũng phát biểu: « À, thưa ngài Thủ tướng.. Pháp. À, trước hết thay mặt đoàn đại biểu cấp cao của chính phủ VN, tôi bày tỏ vui mừng được trở lại thăm nước Pháp ở…Châu Âu và…trên thế giới »

3/ nhà quê với giọng nói nhừa nhựa the thé như người Tàu và cách phát âm sai tên của Thủ tướng Pháp
Nguyễn tấn Dũng đặt tên mới cho TT Pháp là DĂNG MẮC Ê RÔ (Jean Marc Ayrault nếu đọc đúng giọng là JĂNG MẠC ÂY RÔ). Vào cuối chương trình, bình luận viên truyền hình đã đặt tên mới cho Nguyễn Tấn Dũng là MISTER BEAN (Tay Hề số 1 Anh quốc) rồi ví Nguyễn Tân Dũng như Michel Leeb (một tên hề người Pháp), chuyên chọc cười bằng cách lấy hai tay kéo dài híp mắt lại, nhái giọng the thé và nghẹt mũi của người tàu nói tiếng Pháp bồi.

Sau đây là p[hần chuyển ngữ: 

Ali Baddou mở đầu chương trình: « La Nouvelle Edition continue. Si François Hollande a accepté de serrer la main du Président Iranien cette semaine au siège de l’ONU, c’est qu’il lui a fait promettre de regarder ça »
"Phiên Bản Mới tiếp tục. Nếu [tổng thống] François Hollande đã chấp nhận bắt tay với Tổng thống Iran tuần lễ này tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, là vì đã bắt ông ta hứa phải xem cái này"

[1'06:50"06] - Nicolas Domenach - tóc bạc: "Jean Marc Ayrault tient des conférences de presse. Vous allez le voir avec le Premier Ministre vietnamien. Vous allez regarder ça et vous allez même peut être avoir quelques compassions pour lui, même vous, Anne-Elisabeth. Oui, oui, vous allez voir parce que ça commence mal. Ça commence mal avec des questions de lumière et puis ça ne finit pas très très très bien. Mais regardez d’abord le début."
"Jean Marc Ayrault [thủ tướng] họp báo. Quý vị sẽ thấy ông với Thủ tướng Việt Nam. Quý vị sẽ xem cái này và có thể sẽ có chút từ bi tội nghiệp cho ông ta, thậm chí là bà, bà Anne-Elisabeth ạ (đồng nghiệp). Vâng, các vị sẽ thấy, bởi vì mọi việc khởi đầu tồi tệ, với vấn đề ánh sáng và kết cuộc thì rất rất rất là tồi tệ. Nhưng trước hết mời quý vị xem phần đầu"

[1’07:1’16] - Bắt đầu buổi họp báo, Nguyễn tấn Dũng cũng có vẻ không được bình thản, nhìn láo liên, chung quanh và đằng sau cửa sổ. TT Pháp cười, không hiểu Dũng muốn nói gì, có lẽ Dũng muốn nói thật là một ngày thật đẹp trời chăng?

[1’17:1’21] - « Monsieur le Premier Ministre. Mesdames, Messieurs. […] convivial et particulièrement chaleureux.. »
TT Pháp bắt đầu phát biểu: Thưa ông Thủ tướng. Thưa quý bà, quý ông. […] thân thiện và đặc biệt nồng nhiệt..

[1’22] - N.T.Dũng ngắt lời: « Ê, có thể khóa cái này đằng sau được không ? Nắng quá ! »

[1’24:1’33] - TT Pháp thấy Dũng múa tay, không hiểu Dũng muốn gì nên kiếm xung quanh có ai đoán được không: "Là ánh nắng làm ông…À vâng, phải kéo rèm cửa sổ"
« C’est le soleil qui vous…Ah oui, il faut tirer le rideau »

[1’34] - N.T.Dũng: « ờ »

[1’35] - TT Pháp nhờ tùy viên: "Nhờ ông vui lòng kéo rèm cửa sổ, bởi vì…"
« Voulez-vous tirer le rideau s’il vous plaît, parce que… »

[1’37] - TT Pháp chỉnh lại áo veste, dơ cao hai tay thở dài bất lực
[1’40] trở lại chương trình đài truyền hình – Bình luận viên Ali Baddou chế nhạo « très très chaleureux, très très chaleureux » (rất rất là nóng, rất rất là nóng)

[1'43] - Nicolas Domenach phụ họa thêm: "và khi mọi sự khởi đầu không tốt, thì mọi việc tiếp theo đều sẽ xấu. Quý vị nhìn xem, tội nghiệp"
« Et quand ça commence mal, eh ben, ça continue mal. Regardez, les pauvres »

[1’47] - TT Pháp: "Tôi không biết cho việc dịch thuật mình làm sao đây bởi vì…tôi…ông Thủ tướng. Ông có đã lấy (làm dấu tay chỉ ống nghe) ? (trở lại bài diễn văn) Chúng tôi đã dự tính một chuyến công du tại Pháp và điều đó đang xảy ra".
« Je ne sais pas comment pour la traduction on fait parce que…je… pour Monsieur le Premier Ministre. Vous avez pris … (làm dấu tay chỉ ống tai nghe). Nous avions envisagé un déplacement en France et il a lieu

[2’03] - N.T.Dũng ngắt lời lần thứ hai: "Xin lỗi ngài chưa nghe được"

[2’04] - TT Pháp « ça ne marche pas ? » (không chạy à ?)

N.T.Dũng: "Chưa nghe được, xin lỗi Ngài cho dịch trực tiếp"
(nghe thông dịch)

[2’16:2’20] - TT Pháp nói nhỏ điều gì với nhân viên, dơ tay lên thở dài lần thứ hai

[2’22] trở lại chương trình - Ali Baddou: "Et ce n’est pas fini. C’est ça qui est génial" (vẫn chưa hết, thế mới tuyệt vời)

Nicolas Domenach: "ça continue avec les oreillettes. Ecoutez" (mọi việc tiếp tục với ống nghe, quý vị hãy lắng nghe)

[2’29] - Nguyễn tấn Dũng « À, thưa Ngài Thủ tướng. À, trước hết thay mặt đoàn đại biểu cao cấp của chính phủ VN, tôi bày tỏ vui mừng được trở lại thăm nước Pháp…ở Âu Châu và… trên thế giới.

[2’46] - TT Pháp « Merci Monsieur le Premier Ministre pour les vœux que vous venez de formuler » (cám ơn những lời chúc của ông Thủ tướng )

[2’50]: trở lại chương trình « C’est génial: MISTER BEAN " (Tuyệt vời: MISTER BEAN !)
"Quelqu’un s’est fait engueler ?" (có ai bị mắng không ?)
"Tout le monde" (tất cả mọi người)

[3’00]: "Mais on comprend pourquoi le Premier ministre vietnamien a dit merci à":
(nhưng chúng ta hiểu rằng tại sao ông thủ tướng VN đã chuyển lời cảm ơn đến :)

[3’05] - tiếng và hình của N.T.Dũng « DĂNG MẮC Ê RÔ »
Mọi người cười ngất.

Nicolas Domenach: "Ah oui, Jean Marc Ayrault. On souffre pour lui. On souffre effectivement".
(À là Jean Marc Ayrault. Mình đau đớn hộ ông ấy. Mình thực sự đau đớn)

"On souffre pour" (mình đau đớn cho):
[3’15] - Nhe lại giọng nói của Nguyễn tấn Dũng lần thứ hai: DĂNG MẮC Ê RÔ
Ali Baddou: "C’est joli, ça donne un petit côté exotique" (cũng đẹp, nó giống lai căng)

[3’24] - Bà Anne-Elisabeth nhại giọng nghẹt mũi quê mùa của Dũng: "Dăng Mắc Ê Rô"
[3’26] - Ali Baddou hỏi bà Anne-Elisabeth: "ça va Michel Leeb ?" (khỏe không ông Michel Leeb* ?)
*Michel Leeb là một tên hề người Pháp, chuyên chọc cười bằng cách lấy hai tay kéo dài híp mắt lại,
nhái giọng the thé và nghẹt mũi của người tàu nói tiếng Pháp bồi.

[3’28] - "Mình vẫn không chán với Dăng Mắc Ê Rô. Ông có thể cho nghe lại được không ?"
"on ne s’en lasse pas avec Dăng Mắc Ê Rô. Vous pouvez remettre ?"
"Allez remettez le encore une fois" (Ừ, nghe lại ông ta một lần nữa)

[3’33] - hình và giọng Nguyễn tấn Dũng lần thứ ba
Nicolas Domenach: "Et ce n’est pas Michel Leeb" (và đây không phải là Michel Leeb)

[3’40] - "donc on souffre pour tous les socialistes qui sont dans la tourmente et qui n’ont pas envie de s’en sortir"
(mình đau đớn cho tất cả những đảng viên xã hội đang trong cơn biến loạn nhưng chả muốn thoát ra)

[3’50-5’04]: đổi đề tài nói về chuyện thuế tại Pháp và chỉ trích Chính phủ do Đảng Xã Hội Pháp lãnh đạo
Tưởng cũng cần nhắc lại rằng, khác với Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa mà chỉ trích Bác và Đảng nói chung,
những quan lớn thời đại nói riêng là mang đủ thứ tù tội, riêng tại nước Pháp này, hành động chỉ trích,
nhạo báng giới chính khách, từ Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch các đảng phái, nghị sĩ, dân biểu, vv…
là một cái quyền rất bình thường của mọi thường dân hay nghành truyền thông báo chí.

Tổng thống được dân bầu lên trong 5 năm, thành lập chính phủ để lèo lái đất nước.
Người cầm quyền làm không khéo thì bị chỉ trích nặng nề, hằng ngày.
Nếu có tội thì bị cách chức, không cho ứng cử nữa, nặng hơn thì đi tù.
Họ không lấy được lòng dân, không làm cho dân giàu nước mạnh thì 5 năm sau bị dân lôi xuống để lớp người khác giỏi hơn lên thay thế.
Dân Chủ = người dân làm chủ. Đơn giản thế thôi bạn ạ !


Cổ kim quốc dĩ Dân vi Bản
Đắc quốc ưng tư tự đắc Nhân

(Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Ls Hà Huy Sơn tường thuật về phiên tòa xử Ls Lê Quốc Quân sáng nay

Trầm Hương Thơ | 06:32 | 0 nhận xét

An ninh nắm tay làm hàng chắn ngăn cản người tham dự phiên 
tòa

An ninh, công an thường phục làm hàng rào ngăn chặn những người muốn đến dự phiên tòa công khai xét xử LS Lê Quốc Quân
AFP
Tường thuật phiên tòa xét xử Ls Lê Quốc Quân



Luật sư công khai lên tiếng cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, Lê Quốc Quân, hôm nay 2 tháng 10 bị tòa án Hà Nội đưa ra xét xử về tội danh trốn thuế.

Phiên xử được nói là công khai thế nhưng những người muốn đến khu vực tòa án để theo dõi phiên xử bị các lực lượng chứa năng ngăn chặn không cho đến gần khu vực tòa án.

Kết quả và diễn tiến phiên xử

Phản đối phiên tòa bất công, luật sư Lê Quốc Quân vô tội.

Đó là những tiếng hô ngoài tòa án sau khi phiên xử sơ thẩm về tội trốn thuế đối với luật sư Lê Quốc Quân kết thúc vào lúc khoảng 2:30 chiều với bản án tuyên cho ông này là 30 tháng tù giam.

Luật sư Hà Huy Sơn, một luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa cho biết về bản án cũng như tiến trình xét xử:

Kết quả của phiên xử ông Lê Quốc Quân bị 30 tháng tù và Công ty của ông Lê Quốc Quân bị truy thu khoản thuế mà cho rằng trốn là 645 triệu và bị phạt gấp đôi số đó nữa; còn chị Phương kia bị 8 tháng tù.

Còn diễn tiến của phiên tòa thì Viện Kiểm Sát và Tòa án thống nhất với Cơ quan Điều Tra. Nói tóm lại người ta thống nhất với nhau hết, còn những quan điểm của luật sư đưa ra người ta không chấp nhận, và những gì sai sót thì họ bảo sai sót do lỗi đánh máy.

Luật sư Quân phản đối, không thừa nhận bản cáo trạng của Viện Kiểm sát đọc tại tòa án.

Nói chung có nhiều cái sai lắm mà tôi đã nêu ra trong bài bào chữa tôi có gửi cho gia đình anh Lê Quốc Quân.
Một nữ tu Phật giáo cầm biểu ngữ
kêu gọi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân
cùng hàng trăm người cố gắng đến gần Toà án
nơi LS Lê Quốc Quân bị đưa ra xét xử 
ngày 02 tháng 10 , năm 2013.

Ngăn cản và phản đối


Thân nhân trong gia đình và nhiều người muốn đến tham dự phiên xử luật sư Lê Quốc Quân về tội danh trốn thuế vào ngày 2 tháng 10. Tuy nhiên thông tin cho hay chỉ có một người làm trong Công ty TNHH Giải Pháp Việt Nam do luật sư Quân làm giám đốc là có giấy mời tham dự tòa mà thôi. Gia đình luật sư Lê Quốc Quân chỉ nhận được giấy thông báo. Vợ luật sư Lê Quốc Quân là bà Nguyễn thị Thu Hiền mãi đến chừng 10 giờ sáng mới được cho vào tòa tham dự phiên xử cùng với một người chú của luật sư Lê Quốc Quân.

Riêng mẹ ruột luật sư Lê Quốc Quân không được cho vào, lúc 11 giờ trưa bà cho biết:

Khốn nạn lắm, gần kết thúc tòa rồi. Họ giam con tôi gần cả năm mà từ sáng đến giờ xin vào tòa họ không cho, giờ xin đứng trước tòa để đón mà nhìn một chút.

Những người khác từ các nơi đến đều bị các lực lượng chức năng chặn lại cách tòa khoảng chừng 1 kilomet.

Một người từ Vinh ra Hà Nội với mục đích dự phiên xử luật sư Lê Quốc Quân cho biết vào lúc 9:30 phút như sau:

Tôi đến cách đây ba ngày. Tôi phải đến trước vì ở quê tôi bị bão lụt, tôi ra từ đêm 28. Tôi ra ở nhà Lê Quốc Quyết thì họ đã gác và đến đập cửa có ý định câu lưu. Nên đến ngày hôm qua, 1 tháng 10, nhân khi trời mưa chúng tôi hẹn có người đến đón và mặc áo mưa rồi xuống và đến nhà thờ Thái Hà. Sáng nay 4:30 mọi người dậy làm lễ, và 6:15 đi ra tòa. Từ nhà thờ đến tòa khoảng 3 cây số, chúng tôi đi được 2 cây số thì bị chặn lại bởi các lực lượng an ninh, mật vụ, cảnh sát cơ động, dân phòng. Bây giờ không đi tới được mà cũng không đi lui được và mọi người đang ở đây hát hò hưởng ứng cho Lê Quốc Quân.

Nhiều người từ mọi nơi đến: dân oan Dương Nội, dân oan Bắc Giang, dân từ quê hương anh Quân, có cả cha xứ nữa, có cả nhà sư, có người dân tộc thiểu số… Số lượng người tôi không thể đếm được, và họ chia ra nhiều nhóm.

Gia Minh: Cụ thể địa điểm đó là nơi nào?

Người từ Vinh: Số 354 đường Lê Duẫn, thành phố Hà Nội, đối diện với công viên Thống Nhất.

Bà con đang đứng đây vì tắc đường, họ không mở đường cho bà con đi đến gần phiên tòa, họ làm hàng rào rất chắn chắn.

Chúng tôi đứng đây căng băng rôn yêu cầu trả tự do cho Lê Quốc Quân, bà con cầu nguyện và hát.

Những người muốn tham dự phiên tòa mà không được đến gần tòa và bị các lực lượng chức năng chặn mọi ngả đường, đã tập trung cầu nguyện, hát và hô vang các khẩu hiệu trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân:

( Hát) Cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi, hằng vạn người đi chẳng ngại chi, già trẻ, gái trai giơ cao tay chống quân xâm lược, chống kẻ thù bán nước Việt Nam…

( Hô khẩu hiệu) : Lê Quốc Quân: Vô tội

(Hát) : Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi.

Chừng 11:20 những người bị ngăn trở không đến được khu vực tòa án đã trở về tập trung tại Nhà thờ Thái Hà để nghỉ trưa. Một trong những người ở đó cho biết đến chiều họ vẫn sẽ trở lại dù có sự ngăn cản từ phía cơ quan chức năng:

5.52 Khó khăn như vậy nhưng mọi người vì lòng yêu mến anh Lê Quốc Quân, mong muốn sự thật nên bà con vẫn phải đi cho dù biết ra đường có bị đàn áp, đánh đập, bắt bớ. Quyết tâm của bà con phải đòi đến được dự phiên tòa vì trong thông báo của nhà nước trên các phương tiện truyền thông đái chúng Nhà nước nói đây là phiên tòa công khai, chứ không phải cấm mọi người đến tham dự; như thế không còn là công khai nữa. Chiều nay chúng tôi sẽ bằng mọi cách đi từng hàng rất trật tự trên vỉa hè để tránh ùn tắc giao thông, tránh mọi thứ để có thể đến được phiên tòa.

Khuôn mặt đấu tranh

Luật sư Lê Quốc Quân, năm nay 41 tuổi, được đánh giá là một trong những tiếng nói mạnh mẽ cổ xúy cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Ông từng tham gia một khóa học dài 5 tháng rưỡi do tổ chức có tên National Endowment for Democracy tại thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ hồi năm 2006 sang năm 2007. Sau chuyến đi học này về nước, ông bị bắt hồi tháng 3 năm 2007. Tuy nhiên đến tháng 6 cùng năm ông được trả tự do.

Ông cũng bị giam giữ gần 10 ngày sau khi cùng một số người khác đến tham dự phiên tòa sơ thẩm tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ hồi tháng tư năm 2011. Ông luôn bị an ninh, công an theo dõi. Hồi ngày 19 tháng 8, ông bị tấn công bất ngờ vào buổi tối.

Đến ngày 27 tháng 12 năm ngoái ông bị bắt với cáo buộc trốn thuế theo điều 161 Bộ luật hình sự Việt Nam. Phiên xử sơ thẩm ban đầu được cho biết sẽ diễn ra hồi ngày 9 tháng 7 năm nay; tuy nhiên chỉ một ngày trước khi phiên xử diễn ra, một thông báo hoãn xử được đưa ra với lý do chủ tọa phiên tòa bị ốm đột xuất.

An ninh, công an thường phục làm hàng rào ngăn chặn những người muốn đến dự phiên tòa công khai xét xử LS Lê Quốc Quân
AFP