Bài phân tích chỉ có giá trị bảo vệ lá cờ vàng 3 sọc đỏ, hoặc các biểu tượng vàng có 3 sọc đỏ, mà không liên quan thêm bất kỳ một chi tiết nào khác [2].
______________
Phần 0. Mở đầu:
Hiện nay, trong tiềm thức của nhiều người, họ sợ khi sử dụng lá cờ vàng 3 sọc đỏ sẽ bị buộc tội theo điều 88, khoản 1, mục a, c của BLHS VN sửa đổi/bổ sung 2009:
"Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Đó là nỗi sợ vô lý.
______
Phần 1. Bảo vệ cờ vàng 3 sọc đỏ bằng giá trị sự thật lịch sử:
Lá cờ vàng 3 sọc đỏ xuất hiện từ năm 1890 dưới thời vua Thành Thái, và được sử dụng đến năm 1920.
Sau này, Quốc trưởng Bảo Đại sử dụng lại làm Quốc Kỳ cho Quốc Gia Việt Nam (1948 - 1955 - sắc lệnh số 3 ngày 2/6/1948 - Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân ký - CP Trần Trọng Kim).
Lá cờ này cũng được sử dụng cho Việt Nam Cộng Hòa, dưới thời của Tổng thống Ngô Đình Diệm (1955-1963), Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (1963-1975), Tổng thống Trần Văn Hương (1975).
Như vậy lá cờ này là 1 sự thật lịch sử, không hề xuyên tạc lịch sử. Người treo cờ vàng 3 sọc đỏ là người biết tôn trọng lịch sử, tôn trọng tổ tiên chứ không hề có 1 hành động nào "phỉ báng chính quyền nhân dân" (hủy bỏ lý do phạm tội điều 88 mục a).
Chỉ có người nào không tôn trọng lá cờ vàng 3 sọc đỏ, mới là không tôn trọng tổ tiên, phỉ báng lịch sử.
Bởi vì lá cờ vốn dĩ chỉ là lá cờ, không mang nội dung [2], nên không thể cố ý gán ghép vào mục c điều 88.
Còn nếu diễn giải lá cờ này là lá cờ của VNCH, thì cũng không mang tính chất "chống nhà nước CNXHCNVN" bởi vì nhà nước CHXHCNVN vốn ra đời năm 1976, sau lá cờ, và sau cả nước VNCH.
Việc sử dụng lại lá cờ mà tổ tiên đã dùng còn chứng tỏ VNCH biết tôn trọng tổ tiên.
Còn nếu muốn khép tội chống nhà nước CHXHCNVN, thì họ (CSVN) phải chứng minh được rằng chính thể VNCH vẫn còn tồn tại về mặt pháp lý.
Đây là điều bất khả thi (đối với họ), vì họ đã tự vi phạm hiệp định Paris và cưỡng chiếm VNCH bằng bạo lực. Bởi vậy, nếu (họ tự) chứng minh VNCH còn tồn tại về mặt pháp lý, thì cũng không thể khép tội, mà bắt buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán với VNCH trở lại, để thực thi hiệp định Paris 1973, với 1 trong số các hình thức chính phủ lưu vong (ví dụ Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH của ông Nguyễn Ngọc Bích, hay các chính phủ lưu vong khác, hay các chính phủ này hiệp thông lại với nhau).
Tạm kết phần 1:
Việc treo lá cờ vàng 3 sọc đỏ không thể bị khép tội theo điều 88 BLHS.
Việc treo lá cờ vàng 3 sọc đỏ chứng tỏ công dân có hiểu biết về lịch sử, biết tôn trọng tổ tiên.
______
Phần 2: Bảo vệ cờ vàng 3 sọc đỏ bằng giá trị pháp lý (trước cơ quan có thẩm quyền):
Các căn cứ pháp lý:
2.1. Căn cứ vào việc Việt Nam hiện nay không có 1 văn bản pháp luật nào cấm treo, vẽ, dán... cờ vàng 3 sọc đỏ nơi chốn riêng tư hay nơi công cộng;
2.2. (Quyền con người): Hiến pháp VN 2013 quy định:
Điều 3:
"Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện"
Điều 14 khoản 1:
"Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật"
2.3. Lời hứa tuân thủ luật pháp Quốc Tế của Nhà nước CHXHCNVN:
Điều 12 Hiến Pháp 2013 có quy định:
"Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (...) tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;"
(Đây không phải là lời hứa suông không văn kiện, mà đã được đưa vào Hiến Pháp).
(Có thể viện dẫn thêm điều 42 Hiến Pháp 2013 về quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa).
2.4. Căn cứ vào quyền con người đã được Hiến Pháp Việt Nam công nhận (điều 3, điều 14), và việc tuân thủ hiến chương LHQ và các điều ước Quốc Tế của nhà nước CHXHCNVN bằng điều 12, mà Việt Nam đã tham gia LHQ vào ngày 24/9/1982:
TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ, 1948
(Được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948), quy định:
Điều 18.
"Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư"
Điều 19.
"Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào, và không có giới hạn về biên giới"
Như vậy, việc tự học hỏi và tự làm lá cờ vàng 3 sọc đỏ để bày tỏ sự kính ngưỡng của mỗi người về tổ tiên của mình một cách ôn hòa là điều được phép làm dưới hình thức cá nhân cũng như tập thể, nơi công cộng hoặc nơi chốn riêng mà không bị can thiệp.
Việc bày tỏ các chính kiến của mình (tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến) về cờ vàng 3 sọc đỏ nơi công cộng hoặc nơi chốn riêng là điều được pháp luật cho phép.
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1966
(Có hiệu lực ngày 23/3/1976, căn cứ theo điều 49), quy định:
Điều 18 khoản 1 (được bảo chứng bởi điều 4, bất chấp tình trạng khẩn cấp mà nhà nước sở tại ban bố nếu có):
"Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng"
Điều 19 khoản 2:
"Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ"
Như vậy, việc in lá cờ vàng 3 sọc đỏ để truyền đạt thông tin và quyền được tiếp nhận của người khác là được pháp luật quy định, cho phép.
Tạm kết phần 2:
Việc treo lá cờ vàng 3 sọc đỏ nơi chốn công cộng hay nơi chốn riêng được pháp luật cho phép.
Việc truyền đạt lại cho người khác về những thông tin của lá cờ vàng 3 sọc đỏ nới công cộng hay nơi chốn riêng được pháp luật cho phép.
______
Phần 3. Bảo vệ cờ vàng 3 sọc đỏ trước sự kỳ thị của những người khác, khác quan điểm chính trị.
Hiến pháp VN 2013 quy định:
Điều 15 khoản 2:
"Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác."
Điều 16:
"1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội."
Như vậy, nếu ai đó chế nhạo lá cờ vàng 3 sọc đỏ, dè bỉu, xa lánh người treo cờ vàng 3 sọc đỏ (phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, văn hóa, xã hội) là người đó đã vi phạm hiến pháp.
Những trường hợp khác xem ở phần [xem thêm]
______
Phần 4: Sự bảo vệ về hiệu lực pháp lý - tự bảo vệ:
Những viện dẫn về giá trị pháp lý trên đây được bảo vệ (không ai được quyền vi phạm) bởi các điều khoản sau:
Điều 39 HP 2013: "Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập"
(học tập về lịch sử cờ vàng 3 sọc đỏ là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân - Những ai không học tập mới là vi phạm hiến pháp, hì hì).
Điều 46 HP 2013:
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
(Kết hợp với khoản 1 điều 16 HP, như vậy buộc mọi công dân không bất kể đảng phái đều phải tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật).
Khoản 1 Điều 119 HP 2013:
"Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý."
(Quy định về hiệu lực pháp lý).
Điều 30 Tuyên ngôn nhân quyền Quốc tế:
"Không được diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong bản Tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hoặc cá nhân nào được quyền tham gia vào bất cứ hoạt động hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm mục đích phá hoại bất kỳ quyền hoặc tự do nào nêu trong bản Tuyên ngôn này."
(Quy định về không được diễn giải theo hướng ngầm ý "nhân quyền VN có đặc thù riêng" - để vi phạm nhân quyền).
Điều 50 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị:
"Những quy định của Công ước này được áp dụng đối với trên mọi vùng lãnh thổ cấu thành của các quốc gia liên bang mà không có bất kỳ hạn chế hoặc ngoại lệ nào."
(Quy định về việc không có ngoại lệ hay không có bất kỳ sự hạn chế nào cho nước thành viên Việt Nam).
Trong trường hợp nếu bị bắt tạm giam trái luật bởi công an cộng sản, hãy tự mình viện dẫn những giá trị lịch sử và pháp lý mình nhớ được để tự bảo vệ cho mình.
Nếu không nhớ, có thể nhờ luật sư, hoặc NGƯỜI KHÁC in ra, đến tận nơi (đồn) để bào chữa cho mình, bởi điều khoản 4 điều 31 HP 2013 quy định:
"Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa."
Nếu không được nhờ người khác bào chữa, tức họ đã vi phạm Hiến pháp, bạn được quyền không ghi hay không ký nhận bất kỳ 1 văn bản nào cả.
Sau khi họ thả ra bởi bạn vô tội, bạn có thể tố cáo họ (được bảo vệ bằng điều 30 HP), tuy nhiên ...điều này hiện nay đang hơi khó, hì hì.
Việc ra sức ngăn cấm công dân thể hiện chính kiến 1 cách ôn hòa bằng vũ lực của cộng sản sẽ chỉ làm dày thêm hồ sơ vi phạm nhân quyền của họ trước tòa án quốc tế.
Sự ngăn cấm này không thể tiến hành nếu có 1 cộng đồng đủ mạnh để tự bảo vệ bằng pháp luật.
_________
Chú thích:
[1]: Như vậy việc xuất hiện lá cờ vàng 3 sọc đỏ tại Việt Nam là hợp pháp.
Tuy nhiên chỉ nên treo khi xây dựng được 1 cộng đồng đủ mạnh để bảo vệ lẫn nhau như đã viết ở cuối phần 4.
[2]: Các "chi tiết khác" bao gồm theo nghĩa đen và theo nghĩa bóng:
+ Theo nghĩa đen, tức vẽ thêm các biểu tượng khác hoặc viết thêm các dòng chữ khác bên cạnh lá cờ. Điều này không nên làm, bởi thêm 1 chữ là thêm vào cả chục điều luật để chứng minh về mặt luật pháp, và cũng làm méo mó đi biểu tượng lá cờ => không nên làm.
+ Theo nghĩa bóng, tức ví dụ chi tiết sử dụng ở công cộng: Nếu làm ồn ào và tụ tập đông người, có thể bị ghép tội gây rối trật tự công cộng hay các tội danh mơ hồ khác mà tôi không thể lường hết được để phản biện.
[Xem thêm]:
Những lý luận trước khi tôi treo cờ, tại nhà: (bảo vệ cờ vàng 3 sọc đỏ với tư cách cờ là 1 tài sản cá nhân): http://maudodavang.blogspot.com/…/04/tuyen-cao-tin-nguong.h…
Những lý luận sau khi tôi treo cờ, tại đồn:https://www.facebook.com/adungz.bicay/posts/318738531606461
___
Chú thích ảnh:
1. Cờ vàng 3 sọc đỏ tôi treo tại nhà, ngày 4/4/2014;
2. Biểu tượng vàng 3 sọc đỏ trong cuộc biểu tình tại Sài Gòn, ngày 11/5/2014;
3. Cờ vàng 3 sọc đỏ (chưa rõ tên tuổi) tại Cầu Kinh Tẻ, Q7, Sài Gòn, sáng ngày 19/11/2014 (theo post của Trong Kiet Luu).
Đại Định và 28 người khác thích điều này.
An Nguyen Lý luận sắc bén, chặt chẽ có yếu tố lịch sử rất sinh động,tôn trọng sự thật.
Quyền Trương cảm ơn chú, sáng giờ hỏi khắp nơi, cuối cùng mới có người nói rõ rnag2
Dũng Phi Hổ có nhiều phương cách và viện dẫn pháp lý để bảo vệ lá cờ vàng 3 sọc đỏ, bài trên đây là 1 trong những cách khá chặt chẽ.
Hoặc bảo vệ cờ vàng theo hướng tài sản:http://maudodavang.blogspot.com/.../tuyen-cao-tin-nguong...
Chính nghĩa Quốc Gia, máu đỏ da vàng, thuộc mạng lưới...
MAUDODAVANG.BLOGSPOT.COM|BỞI HOÀNG TỬ THUỐC LÀO
Dũng Phi Hổ Quyền Trương: Không có chi. Tại cũng có nhiều bạn trẻ inbox trước đến giờ, hôm nay, được thấy lại cờ vàng 3 sọc đỏ tại Sài Gòn nên ngồi tổng hợp thêm ít luật để hộ thân thôi
Dũng Phi Hổ Cờ vàng 3 sọc đỏ vẫn được duy trì và liên tục tại Việt Nam - 1
"Đất nước còn - còn tất cả. Đất nước mất - mất tất cả).
Minh Pham Tên mới: HT Luật Sư!
Dũng Phi Hổ Cờ vàng 3 sọc đỏ vẫn được duy trì và liên tục tại Việt Nam - 2
Dũng Phi Hổ Cờ vàng 3 sọc đỏ vẫn được duy trì và liên tục tại Việt Nam - 3 (Cô Tô - Châu Đốc). Đăng tải bởi Vũ Anh Lê trong "Người lính VNCH không bao giờ chết" Nov/13/2014
Dũng Phi Hổ Tuổi trẻ Việt Nam và cờ vàng 3 sọc đỏ - 1
Sự sáng tạo vô bờ bến của người con gái Việt Nam.
Hoàn thành: 30/4/2014
Dũng Phi Hổ Tuổi trẻ Việt Nam và cờ vàng 3 sọc đỏ - 2
Dũng Phi Hổ Tuổi trẻ Việt Nam và cờ vàng 3 sọc đỏ - 3
(Kevin Trần - 2013)
Dũng Phi Hổ Tuổi trẻ Việt Nam và cờ vàng 3 sọc đỏ - 4
(Vô Diện - Oct/2014)
Dũng Phi Hổ Tuổi trẻ Việt Nam và cờ vàng 3 sọc đỏ - 5
Dũng Phi Hổ Cờ vàng 3 sọc đỏ trên bàn làm việc của anh Hải:
Dũng Phi Hổ Còn rất nhiều ví dụ khác, tôi tạm dẫn chừng ấy, để hiểu rằng:
1. Việt nam không cấm cờ vàng 3 sọc đỏ;
2. Cờ (hay các biểu tượng) vàng 3 sọc đỏ vẫn hiện diện trong đời sống hàng ngày của nhiều công dân Việt Nam....Xem thêm
Dũng Phi Hổ vì viện dẫn nhiều quá rồi nên ngại viện dẫn thêm, vì còn rất nhiều những điều luật khác cho phép tự bảo vệ hay lách các quy định của luật pháp để có thể tự do mang cờ vàng 3 sọc đỏ đi hiên ngang trên đường phố, và có thể đi đông người.
Nhưng thôi, tạm thời bấy nhiêu cũng đủ dùng rồi, Quyền Trương à
Dũng Phi Hổ thực hành luôn điều 39 Hiến Pháp bằng cách cùng học lịch sử cờ vàng:
Lịch sử cờ vàng. Tại sao gọi Hoàng Kỳ là ngọn cờ Tự...
MAUDODAVANG.BLOGSPOT.COM|BỞI HOÀNG TỬ THUỐC LÀO