Ông Trần Quốc Hải và gia đình với những xe thiết giáp do cha con ông làm ra
Nghĩ đến chuyện bố con ông Trần Quốc Hải ở Tây Ninh chế tạo hàng loạt xe bọc thép cho Căm Pu Chia được quốc vương nước này tặng huân chương Đại tướng quân, mình không khỏi băn khoăn, sao ông này tính quẩn thế. Không chế tạo cho nước mình mà lại đi chế tạo cho thằng Căm Pu Chia, nhỡ nó dùng chính xe bọc thép do người Việt chế tạo đánh nước mình như dạo 1978-1979 thì sao. Dại tướng quân chứ đại gì.
Nhưng nghĩ lại, cha con ông Hải chẳng qua cũng phải làm một việc cực chẳng đã, chứ ông đâu có ham danh hiệu Đại tướng quân như ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thơ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ham danh hiệu anh hùng lực lượng võ trang.
Cùng đam mê sáng chế như ông có ông Bùi Hiển 60 tuổi ở Bình Dương làm máy bay trực thăng. Ông được gọi là “cha đẻ của máy bay trực thăng” (tất nhiên là ở Việt Nam chứ không phải toàn cầu). Làm đến chiếc thứ hai rồi nhưng vẫn canh cánh lo nó không được thi thố với đời. Nghe nói ông có mời cả mời cả chuyên gia hàng không hạ cố đến để thẩm định sản phẩm của mình. Ông tâm sự, điều ông mong mỏi nhất là các nhà sáng chế nông dân như ông được nhà nước quan tâm đến, để cống hiến tài sức cho dân tộc. Chỉ cần được “bật đèn xanh”, ông Hiển có thể chế tạo cho Việt Nam chiếc trực thăng không chỉ bay được mà còn bay cao, bay xa, đạt tiêu chuẩn của thế giới. Nhưng điều khó khăn nhất đối với nhà sáng chế chính là việc được cấp phép thử nghiệm. Ông Hiển cho biết đã làm đơn, làm kế hoạch một cách bài bản để gửi đi nhiều cơ quan quản lý, nhưng câu trả lời vẫn là… chờ đợi.
Trực thăng của ông Bùi Hiển đang chờ cấp phép thử nghiệm
Nhắc đến ông Bùi Hiển, mình lại nhớ đến anh chàng thợ cơ khí Nguyễn Văn Thắng ở Long Biên chế tạo máy bay trực thăng nhưng bị cấm, bắt viết cam kết từ nay không được chế tạo máy bay nữa. Rồi bên quân đội thì bắt anh cam kết không được tiếp tục nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm, phải giữ nguyên hiện trạng chiếc máy bay. Bộ đội thì bắt để nguyên trạng, nhưng công an lại bắt tháo máy, tháo cánh ra nên anh chẳng biết nghe ai. Hai trăm triệu anh bỏ ra có nguy cơ biến thành dúm sắt vụn.
Anh Thắng ngao ngán với chiếc máy bay của mình, vừa phải để nguyên trạng, vừa phải tháo ra
Nói về niềm đam mê sáng chế, có thể kể thêm ông Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa (Cụm công nghiệp Phong Phú, TP.Thái Bình). Ông tự chế chiếc tàu ngầm mini, với mục đích bảo vệ chủ quyền biển đảo, đánh bắt hải sản và du lịch. Ông Hòa đã bỏ ra 1 tỷ đồng để chế tạo nó nhưng chưa thành công. Cầu mong cho công trình của ông thắng lợi để mang ra Hoàng Sa, Trường Sa, thách thức Hải quân Trung Cộng, chứ còn trông chờ ở tàu chiến của ông Phùng Quang Thanh thì… e rằng bị 16 chữ vàng khống chế.
Tàu ngầm mini mang tên Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa.
Kể vài ví dụ về việc dân thường sáng chế để nói rằng, người Việt Nam mình cũng tài lắm chứ, đâu có kém thông minh hơn thiên hạ. Chỉ có điều, sức sáng tạo của họ thường vấp phải thế lực vô hình cản trở, đó là thằng “cơ chế”. Thằng này bao giờ cũng kìm hãm sự phát triển nhưng nó lại có quyền. Ai nghĩ ra cái gì mà trình độ của nó không kiểm soát được thì y như rằng khổ với nó. Điều trớ trêu là những nhà sáng chế trên, cấm ai có nổi cái bằng tiến sĩ, trong khi tiến sĩ nước ta có tới hàng vạn (theo Vietnamnet, con số này là 24000).
Trở lại chuyện của ông Trần Quốc Hải. Ông đã từng chế tạo máy bay trực thăng. Ông cùng ông Lê Văn Danh đã sản xuất đến chiếc máy bay thứ hai. Nhưng hai chiếc máy bay trực thăng “made in Việt Nam” do các ông chế tạo đã được “xuất khẩu” ra nước ngoài. Chiếc đầu tiên bán cho Viện Bảo tàng New York (Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc). Hình như hai chiếc này chế tạo chưa thành công cho nên mới bán để đưa vào Viện Bảo tàng. Nhưng tại sao các ông không bán (hay không bán được) ở Việt Nam để cho người Việt Nam đến tham quan, học hỏi?
Có lần, máy bay của hai ông đang trong giai đoạn "thăng" thử (tức là nhấc bụng lên khỏi mặt đất) thì bị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh bắt về "giam" ở trụ sở huyện đội huyện Tân Châu, nằm chờ cấp trên xác minh, kết luận.
Ấy vậy mà cuối cùng, cha con ông Trần Quốc Hải đã tìm ra lối thoát. Đó là cống hiến tài năng, tâm huyết cho nước khác và được trọng dụng ngay. Tưởng nước khác là Mỹ hay Tây Âu thì nó thoáng đã đành, ai ngờ lại là anh Căm Pu Chia - cái quốc gia mà mỗi khi nhận ra thua kém thiên hạ, người ta lại lôi nó ra để tự an ủi rằng Việt Nam chưa đến nỗi bét thế giới.
Quốc vương nước này còn cấp giấy chứng nhận cho cha con ông Hải - công dân Việt là nhà kỹ thuật sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 và BTR60PB để ghi nhận những đóng góp của 2 người cho nền kỹ thuật của đất nước, mà “đất nước” ở đây lại không phải Việt Nam, thế mới đau chứ.
11/11/2014
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Nguồn: rfavietnam
Ông Trần Quốc Hải và gia đình với những xe thiết giáp do cha con ông làm ra
Nghĩ đến chuyện bố con ông Trần Quốc Hải ở Tây Ninh chế tạo hàng loạt xe bọc thép cho Căm Pu Chia được quốc vương nước này tặng huân chương Đại tướng quân, mình không khỏi băn khoăn, sao ông này tính quẩn thế. Không chế tạo cho nước mình mà lại đi chế tạo cho thằng Căm Pu Chia, nhỡ nó dùng chính xe bọc thép do người Việt chế tạo đánh nước mình như dạo 1978-1979 thì sao. Dại tướng quân chứ đại gì.
Nhưng nghĩ lại, cha con ông Hải chẳng qua cũng phải làm một việc cực chẳng đã, chứ ông đâu có ham danh hiệu Đại tướng quân như ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thơ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ham danh hiệu anh hùng lực lượng võ trang.
Cùng đam mê sáng chế như ông có ông Bùi Hiển 60 tuổi ở Bình Dương làm máy bay trực thăng. Ông được gọi là “cha đẻ của máy bay trực thăng” (tất nhiên là ở Việt Nam chứ không phải toàn cầu). Làm đến chiếc thứ hai rồi nhưng vẫn canh cánh lo nó không được thi thố với đời. Nghe nói ông có mời cả mời cả chuyên gia hàng không hạ cố đến để thẩm định sản phẩm của mình. Ông tâm sự, điều ông mong mỏi nhất là các nhà sáng chế nông dân như ông được nhà nước quan tâm đến, để cống hiến tài sức cho dân tộc. Chỉ cần được “bật đèn xanh”, ông Hiển có thể chế tạo cho Việt Nam chiếc trực thăng không chỉ bay được mà còn bay cao, bay xa, đạt tiêu chuẩn của thế giới. Nhưng điều khó khăn nhất đối với nhà sáng chế chính là việc được cấp phép thử nghiệm. Ông Hiển cho biết đã làm đơn, làm kế hoạch một cách bài bản để gửi đi nhiều cơ quan quản lý, nhưng câu trả lời vẫn là… chờ đợi.
Trực thăng của ông Bùi Hiển đang chờ cấp phép thử nghiệm
Nhắc đến ông Bùi Hiển, mình lại nhớ đến anh chàng thợ cơ khí Nguyễn Văn Thắng ở Long Biên chế tạo máy bay trực thăng nhưng bị cấm, bắt viết cam kết từ nay không được chế tạo máy bay nữa. Rồi bên quân đội thì bắt anh cam kết không được tiếp tục nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm, phải giữ nguyên hiện trạng chiếc máy bay. Bộ đội thì bắt để nguyên trạng, nhưng công an lại bắt tháo máy, tháo cánh ra nên anh chẳng biết nghe ai. Hai trăm triệu anh bỏ ra có nguy cơ biến thành dúm sắt vụn.
Anh Thắng ngao ngán với chiếc máy bay của mình, vừa phải để nguyên trạng, vừa phải tháo ra
Nói về niềm đam mê sáng chế, có thể kể thêm ông Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa (Cụm công nghiệp Phong Phú, TP.Thái Bình). Ông tự chế chiếc tàu ngầm mini, với mục đích bảo vệ chủ quyền biển đảo, đánh bắt hải sản và du lịch. Ông Hòa đã bỏ ra 1 tỷ đồng để chế tạo nó nhưng chưa thành công. Cầu mong cho công trình của ông thắng lợi để mang ra Hoàng Sa, Trường Sa, thách thức Hải quân Trung Cộng, chứ còn trông chờ ở tàu chiến của ông Phùng Quang Thanh thì… e rằng bị 16 chữ vàng khống chế.
Tàu ngầm mini mang tên Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa.
Kể vài ví dụ về việc dân thường sáng chế để nói rằng, người Việt Nam mình cũng tài lắm chứ, đâu có kém thông minh hơn thiên hạ. Chỉ có điều, sức sáng tạo của họ thường vấp phải thế lực vô hình cản trở, đó là thằng “cơ chế”. Thằng này bao giờ cũng kìm hãm sự phát triển nhưng nó lại có quyền. Ai nghĩ ra cái gì mà trình độ của nó không kiểm soát được thì y như rằng khổ với nó. Điều trớ trêu là những nhà sáng chế trên, cấm ai có nổi cái bằng tiến sĩ, trong khi tiến sĩ nước ta có tới hàng vạn (theo Vietnamnet, con số này là 24000).
Trở lại chuyện của ông Trần Quốc Hải. Ông đã từng chế tạo máy bay trực thăng. Ông cùng ông Lê Văn Danh đã sản xuất đến chiếc máy bay thứ hai. Nhưng hai chiếc máy bay trực thăng “made in Việt Nam” do các ông chế tạo đã được “xuất khẩu” ra nước ngoài. Chiếc đầu tiên bán cho Viện Bảo tàng New York (Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc). Hình như hai chiếc này chế tạo chưa thành công cho nên mới bán để đưa vào Viện Bảo tàng. Nhưng tại sao các ông không bán (hay không bán được) ở Việt Nam để cho người Việt Nam đến tham quan, học hỏi?
Có lần, máy bay của hai ông đang trong giai đoạn "thăng" thử (tức là nhấc bụng lên khỏi mặt đất) thì bị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh bắt về "giam" ở trụ sở huyện đội huyện Tân Châu, nằm chờ cấp trên xác minh, kết luận.
Ấy vậy mà cuối cùng, cha con ông Trần Quốc Hải đã tìm ra lối thoát. Đó là cống hiến tài năng, tâm huyết cho nước khác và được trọng dụng ngay. Tưởng nước khác là Mỹ hay Tây Âu thì nó thoáng đã đành, ai ngờ lại là anh Căm Pu Chia - cái quốc gia mà mỗi khi nhận ra thua kém thiên hạ, người ta lại lôi nó ra để tự an ủi rằng Việt Nam chưa đến nỗi bét thế giới.
Quốc vương nước này còn cấp giấy chứng nhận cho cha con ông Hải - công dân Việt là nhà kỹ thuật sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 và BTR60PB để ghi nhận những đóng góp của 2 người cho nền kỹ thuật của đất nước, mà “đất nước” ở đây lại không phải Việt Nam, thế mới đau chứ.
11/11/2014
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Nguồn: rfavietnam