http://rossikuku.blogspot.de/ chân thành kính chúc Qúy Độc Giả Một Năm Mới An Khang - Thịnh Vượng - Vạn Sự Như Ý
Home » » Ai đã nhét Đảng và Bác Hồ vào bài thơ "Đường chúng ta đi" của nhà thơ Xuân Sách?

Ai đã nhét Đảng và Bác Hồ vào bài thơ "Đường chúng ta đi" của nhà thơ Xuân Sách?

Trầm Hương Thơ | 03:39 | 0 nhận xét
NHẠC SĨ HUY DU: "SÁCH ƠI, XIN LỖI MÀY, TAO HÈN!" - HUY DU ĐÃ BỊ CS ÉP NHÉT HAI CHỮ ĐẢNG VÀ BÁC HỒ VÀO BÀI THƠ "ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI" CỦA NHÀ THƠ XUÂN SÁCH! - HÃY TRẢ LẠI CHO LỊCH SỬ BÀI THƠ CỦA MẸ !!!

Không ai lưu manh hơn Đảng CSVN đã áp bức các văn nghệ sĩ để chơi trò đạo văn. Trò lưu manh nầy phải được vạch mặt và đưa ra ánh sáng cho tuổi trẻ hiểu rằng chẳng có ai YÊU ĐẢNG và BÁC CẢ, tất cả chỉ là trò đạo diễn rẽ tiền của bọn cướp ĐẢNG CSVN.

Nhà thơ XUÂN SÁCH tên thật là NGÔ XUÂN SÁCH được biết đến nhiều nhất và nổi tiếng qua bài thơ: "Đường chúng ta đi" (dựa trên tứ thơ của Hoàng Trung Thông và Chế Lan Viên)".

Theo anh Ngô Nhật Đăng, con trai ruột của nhà thơ Xuân Sách cho biết là bài hát nầy được cả hai cùng sáng tác là nhạc sĩ Huy Du và nhà thơ Xuân Sách nhưng sau khi Huy Du bị Đảng CSVN ép phải sửa lời nhạc đã nói với nhà thơ Xuân Sách là :

- Sách ơi, xin lỗi mày tao hèn!

Từ sau khi bản nhạc được sửa lời, nhét hai chữ Đảng và Bác Hồ vào thì nhà thơ Xuân Sách từ chối nhận là mình cùng phổ nhạc chung với Huy Du.

Đảng CSVN đã bắt nhạc sĩ Huy Du sửa lời và chỉnh sửa lần chót vào sau năm 1975. Trước năm 1968, bài hát nầy đã được đài Gươm Thiên Ái Quốc VNCH phát thanh liên tục . Một câu nhạc được đài GTAQ sửa lại là :

- Ta chưa về KHI Tổ quốc chưa yên thành ta chưa về NÊN Tổ quốc chưa yên. Sau năm 1975 nhạc sĩ Huy Du bị CS ép phải sửa lời lại. Bài hát bị cấm sử dụng cho đến sau 75.

Trong bài thơ chính thức không có bất cứ đoạn nào nói tới ĐẢNG CS hay ca ngợi HỒ CHÍ MINH, nguyên bài thơ chỉ thuần ca ngợi người Mẹ và Việt Nam.

Chúng ta thử tìm hiểu xem sao :

Bài thơ chính trước khi bị Đảng CS và nhạc sĩ Huy Du NHÉT vào hai từ ĐẢNG & HCM. (*) Những chữ HOA lớn là những chữ bị CSVN nhồi nhét vào bài thơ.

Đường chúng ta đi

Việt Nam! trên đường chúng ta đi.

Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó.

Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời.

Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước, mà vui sao ta chẳng nói nên lời.

Dặm đường xa ta đi giữa mùa xuân.

Ta đi giữa tình thương của MẸ, tiếng CỦA NGƯỜI rung động mãi trong tim.

Đường ta đi ánh lửa soi đêm dài, đường ta về trong nắng ấm ban mai.

Việt Nam! Việt Nam! Qua từng bước gian nan, lớn lên rồi đẹp những mùa xuân.

Ta đi qua phố qua làng, ngọn đèn sáng giục lòng ta đó

Lời mẹ nói ấm lành ngọn gió, đàn CON vui ríu rít mái trường.

Ta đi đường rợp bóng hàng dương đất ĐƯỢM MÀU đã lên MẦM CÂY mới.

Những ánh mắt ĐÀN CON trông đợi, BÓNG MẸ VỀ những TIẾNG YÊU THƯƠNG.

VIỆT NAM ƠI! VIỆT NAM! NƠI những dòng sông soi bóng MẸ.

Những đỉnh núi khuất mây mờ xa tắp.

Ta đi giữa tình thương của MẸ, tiếng CỦA NGƯỜI rung động mãi trong tim.

VIỆT Nam! VIỆT Nam! Nghe từng tiếng MẸ vang vang

*******************************

BÀI THƠ ĐÃ BỊ ĐẢNG CS đem sửa lại, nhồi nhét BÁC & ĐẢNG VÀO dưới đây: (*) những chữ HOA là những chữ bị NHÉT VÀO.

Đường chúng ta đi

Việt Nam! trên đường chúng ta đi.

Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó.

Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời.

Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước, mà vui sao ta chẳng nói nên lời.

Dặm đường xa ta đi giữa mùa xuân.

Ta đi giữa tình thương của ĐẢNG, tiếng BÁC HỒ rung động mãi trong tim.

Đường ta đi ánh lửa soi đêm dài, đường ta về trong nắng ấm ban mai.

Việt Nam! Việt Nam! Qua từng bước gian nan, lớn lên rồi đẹp những mùa xuân.

Ta đi qua phố qua làng, ngọn đèn sáng giục lòng ta đó

Lời mẹ nói ấm lành ngọn gió, đàn EM vui ríu rít mái trường.

Ta đi đường rợp bóng hàng dương đất BOM ĐÀO đã lên MÀU CỜ mới.

Những ánh mắt ĐÊM ĐÊM trông đợi, CHIẾN TRƯỜNG XA DỒN DẬP NHỮNG CHIẾN CÔNG.

MIỀN Nam ơi! MIỀN Nam! HỠI những dòng sông soi bóng dừa xanh.

Những đỉnh núi khuất mây mờ xa tắp.

TA SẼ ĐẾN NƠI ĐÂU CÒN GIẶC, TA CHƯA VỀ KHI TỔ QUỐC CHƯA YÊN.

MIỀN Nam! MIỀN Nam! Nghe từng tiếng (*) vang vang

Nguyễn Thùy Trang
Share this article :