http://rossikuku.blogspot.de/ chân thành kính chúc Qúy Độc Giả Một Năm Mới An Khang - Thịnh Vượng - Vạn Sự Như Ý
Home » » NGÀY BỨC TƯỜNG Ô NHỤC BÁ LINH SỤP ĐỔ 09.11.1989

NGÀY BỨC TƯỜNG Ô NHỤC BÁ LINH SỤP ĐỔ 09.11.1989

Trầm Hương Thơ | 01:48 | 0 nhận xét

Bức tường Berlin, từng được nhà cầm quyền độc tài cộng sản Đông Đức gọi là "Tường thành bảo vệ chống phát xít" (Tiếng Đức: Antifaschistischer Schutzwall) 

Còn người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là "Bức tường ô nhục" là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây - đông của thành phố Berlin từ ngày 13.08.1961 đến ngày 09.11.1989. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhục nhã nhất của cuộc chiến tranh lạnh chia cắt nước Đức. Khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm trong khoảng 1130 người.(Có thể còn cao hơn)

Hôm nay 09.11.2015 tôi thấy trên báo chí có nhắc đến một sự kiện lớn. Đúng ngày này 26 năm trước - 09.11.1989 Bức tường onhục Bá Linh do cs xât dựng lên để ngăn cách nước Đức đã bị hạ xuông (sụp đổ). 


Đây là một sự kiện lịch sử dẫn tới thống nhất nước Đức sau đó 11 tháng sau đóBức tường tồn tại được 28 năm, trưóc khi bức tường sụp đổ tên trùm cs Đông Đức là Honecke còn mạnh miệng tuyên bố rằng: Bức tường này nó còn đứng đây hàng 100 năm nữa) Nhưng chỉ vài tháng sau thì bức tường sụp đổ và hắn run rẩy đau yếu trốn chạy rồi chết

Nước Đức thống nhất rất ôn hòa. Các chức vụ cũ vẫn được cho ở lại làm việc và trả lương đầy đủ. Bên Tây Đức chi phí ước tính trên 3,000 Eurô. Nước Đức vẫn hùng cường chỉ sau 2 nhiệm kỳ của thủ tướng Gerhard Schröder.
10.jpg
Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng các vị lãnh đạo gắn hoa lên một đoạn tường Berlin còn lưu lại, tưởng niệm những người đã chết vì Bức tường Berlin.


Người lãnh đạo tài năng Angela Merkel hôm nay đã là một người sống trong lòng địch , ngày đó bà sinh ra ở Hamburg và lớn lên ở thành phố phía Đông nước Đức. Vâng, cái vòng quay của lịnh sử sẽ chẳng bao giờ ngừng, rồi đây tất cả các chế độ độc tài cộng sản còn lại cũng sẽ bị đào thải như thế thôi.

Đúng ngày này 26 năm trước - 09.11.1989 - Bức tường Bá Linh ngăn cách nước Đức sụp đổ. Đây là một sự kiện lịch sử dẫn tới thống nhất nước Đức sau đó 11 tháng. Nhiều thành phô trên nước Đức đã mang vể những bức tường về thành phố mình để tưởng nhớ. Và đây là một mảng chụp ở thành phố Brauschweig.



Đài tưởng niệm tợ do tưởng niệm Nạn nhân của Bức tường Berlin và những người bắn.

tưởng niệm những nạn nhân của Bức tường Berlin, đã bị tháo gỡ vào năm 2005

Tưởng nhớ các nạn nhân của Bức tường Berlin (ảnh chụp năm 1990)

Thông tin về con số những người chết tại Bức tường Berlin chứa nhiều mâu thuẫn và cho đến ngày hôm nay vẫn chưa chắc chắn vì những vụ việc này đã được Đông Đức che đậy một cách có hệ thống. Vào năm 2000 Viện công tố Berlin cho biết con số có thể minh chứng được của những nạn nhân đã chết vì bạo lực tại Bức tường Berlin là 86 người. Theo tin tức ghi nhận của tổ chức 13 tháng 8 thì số người bị thiệt mạng lên đến 1135. Theo sự điều tra của Staatsanwaltschaft văn phòng tổng kiểm sát trưởng của Bá Linh thì có 270 trường hợp các nạn nhân bị nhà cầm quyền đông Đức hành hình rất dã man. 421 người vượt tường tìm tự do bị quân đội cộng sản Đức hạ sát.

Từ tháng 8 năm 2005 một dự án được Hội Bức tường Berlin (Verein Berliner Mauer) cùng với Trung tâm nghiên cứu lịch sử đương đại Potsdam tiến hành với mục đích điều tra con số chính xác của những nạn nhân bức tường và lịch sử của những nạn nhân này.[7].

Nạn nhân đầu tiên của Bức tường là Ida Siekmann, người đã tử nạn khi nhảy từ cửa sổ của một căn nhà trên đường Bernau (Bernauer Straße) xuống vào ngày 22.08.1961. 

Vào ngày  24.08.1961 các phát súng đầu tiên đã bắn chết Günter Litfin, 24 tuổi, trong khi anh cố chạy trốn ở gần Nhà ga trên đường Friedrich. Trong năm 1966 hai trẻ em 10 và 13 tuổi đã bị bắn chết bởi 40 phát súng. Nạn nhân cuối cùng bị bắn chết là Chris Gueffroy vào ngày 06.02.1989.

Theo nhiều dự tính, khoảng 75.000 người đã phải ra tòa án trong Đông Đức vì tội chạy trốn, tội mà theo điều 213 Bộ Luật hình sự nước Đông Đức có thể lãnh án đến 8 năm tù. Những ai giúp đỡ chạy trốn còn có thể bị án tù chung thân.

Xử án những người bắn dân.

Các vụ án xử những người ra lệnh bắn kéo dài cho đến mùa thu năm 2004. Thuộc vào trong số những người chịu trách nhiệm bị xử án là Erich Honecker, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và người kế nhiệmEgon Krenz, các thành viên của Hội đồng Quốc phòng Erich MielkeWilli StophHeinz KeßlerFritz Streletz và Hans Albrecht, bí thư tỉnh Suhl, cũng như là một vài tướng lãnh như cựu chỉ huy lực lượng biên phòng (1979-1990), đại tướng Klaus-Dieter Baumgarten.

Tổng cộng có 35 người được trắng án, 44 người bị tù treo và 11 người lãnh án tù giam, trong đó Albrecht, Streletz và Kessler cũng như là Baumgarten đã lãnh án từ 4 năm 6 tháng đến 7 năm 6 tháng tù giam. Trong tháng 8 năm 2004 Hans-Joachim Böhme và Werner Lorenz, cựu thành viên của Bộ Chính trị, đã nhận án treo từ Tòa án Berlin (Landgericht Berlin).

Người dân Miến Điện vui mừng nghe tin chiến thắng của đảng Liên đoàn dân chủ


PS: (Hôm nay cũng vừa nghe tin về một chuyện lịch sử sang trang của Miến Điện. Cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11 là lần bầu cử tự do đầu tiên ở Myanmar sau 25 năm.

Chúc mừng bà Aung San Suu Kyi.Chúc mừng đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD). Chúc mừng nhân dân Myanmar.)

Thanh Sơn
Share this article :