http://rossikuku.blogspot.de/ chân thành kính chúc Qúy Độc Giả Một Năm Mới An Khang - Thịnh Vượng - Vạn Sự Như Ý
Home » » Nghệ An: Hàng Chục Cán Bộ Huyện Xài Bằng Giả

Nghệ An: Hàng Chục Cán Bộ Huyện Xài Bằng Giả

Trầm Hương Thơ | 02:00 | 0 nhận xét

Người Việt: NGHỆ AN (NV) .- Hàng chục cán bộ đảng viên đang nắm các chức vụ các xã ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An tiến thân với bằng giả hoặc mua bằng.

Đây là tiết lộ của tờ Lao Động hôm Thứ Hai 10/3/2014 mà tờ báo nói rằng “có gần 20 người đã và đang đảm nhận các chức vụ phó, trưởng đầu ngành của các xã ở huyện này” không tốt nghiệp kỳ thi “bổ túc văn hóa”. Các ông bà vừa đề cập nằm trong số 123/141 thi rớt nhưng vẫn có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thuộc khóa thi bổ túc văn hóa 2006-2009.

Đi vào chi tiết, tờ Lao Động nói “17 cán bộ các xã ở huyện Thanh Chương theo học bổ túc văn hóa tại Trung tâm GDTX Thanh Chương không tốt nghiệp THPT trong kỳ thi ngày 2.6.2009. Hiện, còn cả chục người hỏng thi vẫn đang được đảm nhận các chức vụ trưởng, phó đầu ngành ở một số xã, đặc biệt có người đang theo học các lớp trung cấp, đại học”.


Bằng giả tốt nghiệp trung học "bổ túc văn hóa" của hai quan chức xã tại huyện Thanh Chương, Nghệ An. (Hinh: Lao Động)

Tờ báo thuật lời bà Đậu Thị Oanh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Đức - cho biết: “Hồi đó, tôi cùng nhiều người khác tham gia đầy đủ 3 năm học cấp 3 tại Trung tâm GDTX huyện, nhưng khi dự thi tốt nghiệp thì không đủ điểm nên không được công nhận tốt nghiệp. Lúc đó, địa phương chỉ yêu cầu giấy chứng nhận học hết chương trình THPT mà thôi”.

Tại xã Hạnh Lâm, cả bà Nguyễn Thị Oanh - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, và ông Ngô Trí Khoa - Phó trưởng CA xã - khi tiếp xúc với phóng viên báo Lao Động đều cả quyết họ có bằng tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, “cùng học một khóa nhưng hai người này lại trưng ra hai tấm bằng tốt nghiệp THPT có hình thức, màu sắc và nội dung phôi bằng khác nhau...”

Nguồn tin đối chiếu tên của bà Nguyễn Thị Oanh và ông Ngô Trí Khoa với bảng kết quả thi tốt nghiệp của Trung tâm GDTX huyện Thanh Chương thì “ông Khoa chỉ đạt 11.5 điểm cho 6 môn thi, trong đó môn toán đạt 0 điểm. Còn bà Oanh có kết quả 19 điểm/6 môn. Cả hai người này, ở cột kết quả thi đều được ghi chữ... “H” (hỏng).”

Còn ông Trần Đình Hòa - Phó trưởng CA xã Thanh Đức - ban đầu “cũng thề thốt là đã tốt nghiệp THPT năm 1997, tại Trường THPT Thanh Chương 3.” Tuy nhiên khi đối chiếu với bảng kết quả thi tốt nghiệp tại Trung tâm GDTX Thanh Chương thì ông thừa nhận với nhà báo: “Tôi không đậu tốt nghiệp. Tôi đã mua bằng tốt nghiệp”.

Trong khi đó, bà Lê Thị Tuyết - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thanh Mỹ - trần tình với báo Lao Động: “Hồi đó, anh em đã đóng hơn 1 triệu đồng để nhờ người mua bằng cho”. Ngoài ra, các ông Võ Văn Tịnh - Trưởng CA xã Thanh Mỹ, ông Nguyễn Đình Kỷ - cán bộ khuyến nông xã Thanh Ngọc - đều có tên trong danh sách... hỏng thi.

Tình trạng quan chức nhà nước xài bằng dỏm, bằng giả rất phổ biến tại Việt Nam. Ngày 25/2/2014, trong một cuộc họp của “Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015”, bộ trưởng Giáo dục CSVN Phạm Vũ Luận nhìn nhận “Việc học giả, bằng giả, học thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể chui vào hệ thống công chức nhà nước”. (TN)

Share this article :